Viêm tai giữa ở trẻ em đang hết sức phổ biến trong cuộc sống hối ha tấp nập hiên nay, khi các phụ huynh ít chú ý đế các biểu hiện nhỏ nhất của bé, dẫn đến lúc bị bệnh thì mất thời gian chạy chữa điều trị, ảnh hưởng cuộc sống cũng như chất lượng sinh hoạt vui chơi của trẻ, topic hôm nay chúng tôi xind được chia sẻ vấn đề bệnh viêm tai giữa có những biểu hiện dấu hiệu nào và cách điều trị ra sao là tốt nhất.
Viêm tai giữa là bệnh về tai - mũi - họng, đó là vùng tai giữa sau màng nhĩ bị viêm nhiễm chảy nước. Viêm tại giữa do vi khuẩn hoặc virus phát triển mãnh mẽ ở vùng tai giữa. Những loại vi khuẩn hoặc virus này có sẵn trong tai (do viêm mũi, viêm họng biến chứng ….) hoặc nhiễm từ môi trường, có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.
Viêm tai giữa cấp là dạng tai giữa bị nhiễm trùng, khởi phát đột ngột kèm theo triệu chứng đau buốt vùng tai. Viêm tai giữa cấp là sự ứ đọng dịch trong ống tai kèm theo các biểu hiện nhiễm trùng tai. Màng nhĩ phình ra hoặc bị thủng, có mủ chảy ra. Khác với viêm tai giữa tiết dịch thường không có biểu hiện cụ thể, người bệnh chỉ thấy cảm giác nặng tai. Viêm tai giữa dịch tiết được định nghĩa là tình trạng tai giữa nhìn thấy dịch và không nhiễm trùng trong hơn ba tháng.
Bệnh viêm tai giữa thường xuất hiện ở trẻ em do cấu tạo các bộ phận của cơ thể nhỏ hơn so với người lớn, do vậy khi xảy ra viêm nhiễm, đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp, thì lỗ nhỏ nối khoang mũi với tai dễ bị viêm dẫn đến trẻ bị viêm tại giữa.
Hậu quả của bệnh viêm tai giữa điển hình nhất là “ Mất thính lực” do bị thủng màng nhĩ. Bên cạnh đó sẽ làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con, làm giảm thính lực. Do giai đoạn cấp tính, bệnh viêm tai giữa không được phát hiện và điều trị gây ứ đọng dịch, viêm nhiễm nặng vùng màng nhĩ, làm thủng màng nhĩ.
Khi trẻ bị suy giảm thính lực, đặc biệt là trẻ sơ sinh vè trẻ nhỏ chưa biết nói, khả năng nghe kém dẫn kéo theo khả năng ngôn ngữ cũng sẽ kém, khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề giao tiếp xã hội và tâm lý của trẻ
Biến chứng nặng nề hơn là gây viêm não, apxe não, viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não khiến tê liệt dây thần kinh mạt
Ở giai đoạn cấp tính, biểu hiện của viêm tai giữa như sau
Trẻ bị sốt cao 39-40oC, quấy khóc, không chịu ăn uống , bỏ bú, nôn trớ, co giật…
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ có hiện tượng trẻ bấu hoặc dụi vào tai nhiều lần
Trẻ lớn biết nói sẽ kêu đau tai, nhiều trẻ sẽ bị giảm thính lực, nghe không rõ
Trẻ sẽ bị rối loạn hệ tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa, biểu hiện này xuất hiện đồng thời với sốt
Trằn trọc, khó ngủ, bứt rứt
Trẻ bị mất thăng bằng, hay nghiêng đầu sang một bên
Khi thấy trẻ có hiện tượng sốt cao kèm rối loạn tiêu hóa thì phụ huynh sẽ phải đưa trẻ đi khám ngay, đặc biệt khám kĩ về hệ hô hấp của trẻ.
Viêm tai giữa cần phải được phát hiện sớm và điều trị, nếu không kịp bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính sau 2-3 ngày.
Lúc này, tai sẽ xuất hiện hiện tượng chảy mủ, chảy nước do màng tai đã bị vỡ, mủ tự chảy ra ngoài, trẻ sẽ có các biểu hiện sau:
Trẻ hạ sốt
Bớt quấy khóc
Ăn được, ngủ được
Không còn bứt rứt hay kêu đau tai nữa
Chảy mủ tai
Đa số phụ huynh khi thấy biểu hiện này sẽ cảm thấy vui mừng vì nghĩ trẻ sắp khỏi bệnh. Nhưng sự thật là trẻ đã bước vào giai đoạn viêm tai mãn tính với dấu hiệu rất quan trọng là chảy mủ tại. Nên nếu thấy trẻ trở về trạng thái bình thường mà vẫn chảy mủ thì bố mẹ phải đưa trẻ đi bệnh viện ngay.
Bệnh viêm tai giữa có thể tự hết khi không dùng kháng sinh. Ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ kê đơn bao gồm các loại thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt, thuốc nhỏ tai. Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa, bác sĩ cũng sẽ kê thêm các loại thuốc dùng để trị rối loạn tiêu hóa.
Nếu sau 1-2 ngày mà bệnh tình có dấu hiệu chuyển biến nặng thì sẽ dùng đến kháng sinh.
Những trường hợp nặng hơn khi soi tai thấy mủ, bệnh tính không thuyên giảm thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật rạch màng nhĩ hoặc trích hút dịch. Việc rạch màng nhĩ để tháo mủ ra, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng vì rạch tháo mũ sớm sẽ tốt hơn là để màng nhĩ tự thủng. Màng nhĩ sau khi rạch sẽ tự lành rất nhanh, chỉ mất khoảng 2 ngày, còn tự vỡ thì tổn thương sẽ lớn hơn, thời gian làm lành vết thương sẽ lâu hơn.
Tuy nhiên , những thông tin trên sẽ không đầy đủ và chính xác. Để biết rõ tình trạng và phương pháp điều trị, phu huynh nên đưa các bé đến bệnh viện để được thăm khám điều trị đúng cách
Đối với bệnh Viêm tai giữa ở trẻ, chúng tôi không khuyên các phụ huynh tự chữa trị tại nhà vì bệnh chuyển biến rất nhanh từ giai đoạn cấp tính sang giai đoạn mãn tính. Ảnh hưởng rất lớn đến thính lực của trẻ.
Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa hoặc có các biểu hiện sốt cao, nôn trớ thì nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để chẩn đoán và điều trị.
Trên là những thông tin cho các mẹ chăm sóc trẻ em hoặc trẻ sơ sinh về bệnh viêm tai giữa, hi vọng topic hữu ích với người đọc.