Bệnh viêm mũi dị ứng là một dạng viêm mũi thường gặp nhiều nhất ở những người có độ tuổi từ 21-30. Khi bị viêm do dị ứng, mũi sẽ sưng tấy, đau rát, chảy mũi gây khó chịu cho người bệnh.
Cơ chế sinh ra bệnh viêm mũi là do chúng ta bị vi khuẩn,virus xâm nhập qua đường thở, từ đó cơ thể bật chế độ tự bảo vệ, chống lại các tác nhân gây bệnh này.Tuy nhiên, ở bệnh viêm mũi do dị ứng nguyên nhân lại không phải bởi vi khuẩn hay virus, mà do phấn hoa, lông động vật, bụi, ẩm mốc…khiến hệ miễn dịch của cơ thể có phản ứng để bảo vệ một cách thái quá với các tác nhân không gây hại này. Bệnh chia thành 3 loại:
Viêm mũi dị ứng theo mùa( hay còn gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết): Có thể xảy ra vào bất kì mùa nào trong năm, tùy cơ chế phản ứng của cơ thể và vùng sinh sống. Thường là vào mùa xuân và mùa hạ. Những mùa này là mùa sinh sản, phát triển của cây cỏ, các bào tử, phấn hoa được phát tán nhiều vào không khí, từ đó đi vào đường thở của chúng ta.Bên cạnh đó, việc đổi mùa làm thay đổi độ ẩm, nhiệt độ không khí… cũng khiến cơ thể phản ứng lại và gây ra bệnh
Viêm mũi dị ứng quanh năm: Loại viêm mũi này được gây ra bởi các tác nhân từ trong chính ngôi nhà của mình. Các tác nhân đó có thể là ve, bọ, lông, hoặc tế bào da chết của chó, mèo; nấm mốc từ tường nhà; mạt, bụi từ thảm trải nhà, rèm cửa….
Viêm mũi do dị ứng thức ăn: đây là nguyên nhân hiếm gặp nhất
Một sự hiểu lầm vô cùng sai là viêm mũi do dị ứng có thể tự khỏi.Theo Bs.Nguyễn Vĩnh Phước (Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng của Bệnh viện Thống Nhất Tp.Hồ Chí Minh) thì bệnh viêm mũi do dị ứng sẽ không tự khỏi nếu không có sự can thiệp hoặc điều trị.
Đó chính là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh trở thành viêm mũi dị ứng mãn tính. Tức là bệnh do viêm mũi kéo dài, không được chữa trị triệt để .Định nghĩa của viêm mũi dị ứng mãn tính mà các bác sĩ hay dùng là việc viêm mũi xảy ra trong một giờ hoặc thời gian nhất định trong một ngày và kéo dài hầu hết các ngày trong một năm.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân sau cũng dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng mãn tính:
Sử dụng sai thuốc hoặc lạm dụng thuốc
Khi bị viêm mũi, bệnh nhân thường ra tiệm thuốc mà không đến bác sĩ để được khám cụ thể.Do đó, sẽ xảy ra tình trạng sử dụng sai thuốc,điều này đặc biệt nguy hiểm nếu sử dụng kháng sinh.Kháng sinh có hai mặt, và gây tác hại rất lớn nếu điều trị sai thời gian và liều lượng.
Mặt khác, bệnh nhân tự ý mua thuốc dạng xịt hoặc sử dụng thuốc co mạch, loại thuốc này chỉ khiến thuyên giảm các triệu chứng nghẹt mũi trong ngắn hạn.Nếu người bệnh sử dụng kéo dài trên 7 ngày sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi, gây sung huyết và nặng hơn là gây ra tình trạng bội nhiễm niêm mạc
Không điều trị theo liều lượng và thời gian quy định
Thông thường, bệnh nhân khi đến gặp bác sĩ để điều trị sẽ được chỉ định dùng kháng sinh với liều lượng và thời gian phù hợp.Tuy nhiên, bệnh nhân lại có xu hướng sau khi dùng thuốc từ 2-3 ngày thấy đỡ bệnh lại thôi không dùng nữa, hoặc chủ quan dùng sai liều lượng và thời gian.
Theo quy trình điều trị bằng thuốc, để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc và điều trị có hiệu quả thì việc sử dụng thuốc kéo dài từ 5-7 ngày, nếu điều trị bằng dược liệu phải từ 2-3 tháng thì thuốc mới phát huy tác dụng. Do tâm lý vôi vàng, muốn nhanh chóng khỏi bệnh mà nhiều bệnh nhân bỏ điều trị giữa chừng hoặc thay thuốc.Thậm chí tăng liều so với chỉ định.
Việc này dẫn đến tình trạng bệnh chữa mãi không khỏi. Vì thế để bệnh được chữa trị triệt để thì phải tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra
Do yếu tố di truyển
Nếu viêm mũi dị ứng mãn tính do yếu tố di truyền thì buộc bệnh nhân phải sống chung với bệnh vì di truyền là không thể thay đổi, chỉ có thể dùng thuốc để làm thuyên giảm tình trạng bệnh.
Tóm lại, muốn chữa viêm mũi dị ứng mãn tính thì trước hết phải tránh được các nguyên nhân gây viêm mãn tính như đã nói ở trên.Nếu đã phòng tránh mà vẫn mắc phải thì buộc phải điều trị bằng thuốc.
Cách chữa viêm mũi dị ứng phổ biến nhất đó chính là dùng thuốc tân dược, hay còn gọi là thuốc tây. Phương pháp này an toàn nhất là do bác sĩ thăm khám và chỉ định,tuyệt đối không được tự ý mua thuốc trị viêm mũi dị ứng, nhất là tự ý dùng kháng sinh.
Tuy là nói thuốc do bác sĩ kê đơn, nhưng chúng ta cần phải có kiến thức nhất định về thuốc và trách nhiệm tìm hiểu loại thuốc sẽ được dùng để trị bệnh cho chính bản thân mình. Vậy bệnh viêm mũi dị ứng uống thuốc gì, xịt mũi dạng nào ?
Có thể sử dụng máy xông mũi họng philips hỗ trợ xông thuốc vào mũi theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa, để điều trị bệnh mau khỏi hơn tại nhà.
Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng như thuốc thuộc nhóm kháng histamin, thuốc co mạch và nhóm thuốc Corticosteroid
Nhóm kháng histamin: Thuốc loại này có tác dụng giảm triệu chứng hắt hơi, chảy mũi,ngứa mũi…nhưng không có tác dụng giảm nghẹt mũi.
Thuốc dùng để chữa viêm mũi thuộc nhóm kháng Histamin H1
Kháng Histamin H1 có 2 thế hệ
Thế hệ 1: các thuốc có thành phần clorpheniramin maleat, promethazin hydroclorid, diphenhydramin hydroclorid.Các loại thuốc này đều có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, khô miệng, ăn không ngon, tiêu chảy….., giảm tác dụng nếu dùng lâu ngày
Thế hệ 2 : các thuốc có thành phần cetirizin hydroclorid, fexofenadin, loratadin…Các thuốc kháng Histamin thế hệ 2 có thời gian điều trị dài hơn thế hệ 1.Ít gây buồn ngủ hơn thế hệ 1, nhưng mắc tiền hơn.
Nhom thuốc co mạch: chứa các thành phần Xylonmezoline,PhenylePhrine…có tác dụng co mạch tốt, giúp mũi thông thoáng, dễ chịu.Có tác dụng rất nhanh và duy trì trong vài giờ.Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ sử dụng trong thời gian ngắn không quá 7 ngày, tối đa là 12 ngày.Nếu lạm dụng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng, khó điều trị và gây biến chứng nghiêm trọng
Nhóm thuốc chứa Corticosteroid: chỉ dùng khi bệnh quá nặng hoặc mãn tính vì loại thuốc này chưa rất nhiều tác dụng phụ, chỉ được dùng tốt nhất ở dạng xịt trong thời gian ngắn từ 5-7 ngày
Kháng sinh chỉ được dùng trong tình trạng bị nhiễm khuẩn, bệnh viêm mũi dị ứng không phải là bệnh nhiễm khuẩn, nên loại thuốc điều trị thông thường sẽ là thuốc kháng Histamin, vì nhóm thuốc này giúp thuyên giảm tình trạng bệnh.Nhưng tân dược luôn kèm theo tác dụng phụ, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận.
Vì vậy, cách trị viêm mũi bằng dân gian đang được nhiều người tìm hiểu và áp dụng. Phương pháp này giúp bệnh nhân tránh được tác dụng phụ của thuốc tây, tăng cường đề kháng tự nhiên.Nhưng cần phải kiên trì điều trị thì mới chữa khỏi bệnh. Dưới đây là một số cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà
>>> Sản phẩm máy khí dung có thể hỗ trợ chữa điều trị viêm mũi dị ứng
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lí là phương pháp đầu tiên và bắt buộc phải có trong việc điều trị viêm mũi chính là dùng nước muối sinh lí (NaCl 0.9%).Dung dịch này giúp kháng khuẩn, khi đưa vào mũi nó sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, do đó nên NaCl được dùng để rửa mũi, giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi hiệu quả.
Lưu ý : không nên tự ý dùng muối ăn pha với nước để sử dụng, nồng độ muối không đúng tiêu chuẩn và không được tiệt trùng sẽ khiến bệnh tình trở nặng
Việc dùng nước muối sinh lý chỉ có hiệu quả khi bệnh mới chớm, nhưng khi bệnh trở nặng thì phải kết hợp với các biện pháp khác.Ngoài ra, phải thực hiện đều đặn, ngày từ 3-4 lần, liên tục đến khi hết bệnh.
>>> Dùng máy xông mũi cho bé bằng dung dịch muối sinh lý có thể đề phòng bệnh khi thời tiết thay đổi.
Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi cũng rất đơn giản. Có thể dùng tỏi để ăn sống, chế biến thức ăn, hoặc ép lấy nước hòa với nước muối sinh lý để nhỏ mũi hằng ngày.
Trong tỏi có chất kháng histamin tự nhiên là alcin và quercetin giúp diệt khuẩn, chống viêm cực kì hiệu quả.Tỏi được xem là thần dược trong việc điều trị viêm mũi.
Tương tự như tỏi, trong gừng chứa thành phần kháng histamin tự nhiên giúp kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm.Ngoài ra, theo đông y, gừng có tính ấm, có tác dụng làm dịu cơn đau họng, trị viêm họng, viêm amidan…các bệnh về đường hô hấp rất tốt
Cách trị viêm mũi dị ứng bằng gừng cũng khá đơn giản.Gừng rửa sạch, đập dập, sau đó đun sôi khoảng 10 phút.Nước gừng pha với mật ong và dùng khi ấm sẽ giúp điều trị các bệnh về hô hấp,đặc biệt là viêm mũi dị ứng.
Trên đây là những thông tin về thuốc tân dược và các phương pháp tự nhiên dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng.Hy vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.