Nhiễm trùng đường hô hấp đang có xu hướng gia tăng khi thời tiết thay đổi thất thường, kết hợp tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn ngày càng trầm trọng. Vậy bản chất của nhiễm trùng đường hô hấp là gì và triệu chứng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này cũng như khám phá một số biện pháp tự nhiên giúp ứng phó với nhiễm trùng đường hô hấp nhé!
Cẩn thận với nhiễm trùng đường hô hấp đang có xu hướng gia tăng. (Ảnh: Internet)
Nhiễm trùng hô hấp trên là bệnh rất thường gặp, hầu như ai cũng mắc ít nhất một lần một năm. Bệnh đặc biệt bùng phát khi thay đổi thời tiết và dễ lây lan từ người này sang người khác. Thông thường, các nhiễm trùng hô hấp trên do các loại virus hô hấp thường gặp gây ra và có thể tự khỏi sau 3–5 ngày, người lớn khỏe mạnh hầu như không gặp biến chứng gì. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi, hệ miễn dịch còn yếu và có thể đang mắc nhiều bệnh nội khoa khác, vì vậy nhiễm trùng hô hấp trên là cơ hội để các vi khuẩn tấn công và gây ra viêm phổi nặng.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nhiễm trùng cấp tính thuộc đường hô hấp trên bao gồm mũi, xoang, họng và thanh quản. Những bộ phận này giúp vận chuyển không khí từ bên ngoài vào khí quản và cuối cùng đến phổi để diễn ra quá trình hô hấp. Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là:
- Nghẹt mũi và chảy nước mũi.
- Ho khan không đờm.
- Sốt nhẹ.
- Viêm họng.
- Nhức đầu nhẹ.
- Thở nhanh hoặc khó thở.
- Da tím do thiếu oxy.
- Các triệu chứng viêm xoang như tăng chảy nước mũi, thỉnh thoảng đau đầu và sốt.
Hầu hết trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên là do virus gây ra. Sau đó, tác nhân gây bệnh này có thể lan truyền sang những người khác qua đường hô hấp và tiếp xúc. Khi bạn hít phải các giọt hô hấp bắn ra từ người bệnh khi họ ho, hắt hơi hay để tay tiếp xúc các bề mặt mà người bệnh từng chạm vào rồi đưa lên mắt, mũi, miệng sẽ làm cho virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Có hơn 200 loại virus cảm lạnh thông thường gây ra bệnh lý này. Các yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ nhiễm trùng gồm:
- Có thương tổn ở mũi hoặc khoang mũi.
- Không có thói quen rửa tay thường xuyên.
- Thường tiếp xúc với nhiều nhóm trẻ em.
- Thường đi đến những nơi đông người như sân bay, trạm xe…
- Mắc các bệnh tự miễn.
- Đã phẫu thuật cắt amidan và nạo VA.
- Hút thuốc, kể cả chủ động và thụ động.
Không khí ô nhiễm cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên. (Ảnh: Internet)
Các biện pháp tự nhiên đã được chứng minh có thể giúp ích trong quá trình bị nhiễm trùng đường hô hấp, làm giảm các triệu chứng khác nhau như sốt, đau…
Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng trong đó có ho và sốt. Nước gừng là phương thuốc tốt đối với cảm lạnh, buồn nôn, cảm cúm nhờ các thành phần kháng virus, kháng nấm...
Các thành phần chống oxy hóa trong cây cơm cháy (Elderberry) có công dụng tăng cường miễn dịch, chữa ho, cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng do virus và viêm amidan. Các bioflavonoid và các protein khác trong nước ép elderberry có công dụng phá hủy khả năng gây nhiễm trùng tế bào của virus cảm lạnh và cảm cúm.
Là một trong những vị thuốc dùng chữa bệnh đường hô hấp. Lá chứa tinh dầu, chất kháng sinh, có tác dụng mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, mũi, miệng… Lá và ngọn non ngoài việc dùng làm rau gia vị, còn được sử dụng như một vị thuốc giúp trị cảm cúm, sốt cao, chảy máu cam, viêm họng, khản tiếng, hen suyễn…
Gừng, cơm cháy và lá húng chanh được cho là có thể giúp ứng phó hiệu quả với nhiễm trùng đường hô hấp.
Do chứa nhiều vitamin C và lycopene có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm…. có tác dụng giảm đau. Quả tầm xuân cũng được dùng để ngăn ngừa bệnh cảm.
Chanh tươi chứa hàm lượng acid citric có tác dụng làm loãng dịch đờm ứ đọng, từ đó giảm đau rát và nghẹn vướng ở cổ họng. Ngoài ra chanh còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có khả năng giải độc, thanh nhiệt và tăng cường sức đề kháng. Khi hệ miễn dịch được cải thiện, cơ thể sẽ dễ dàng tiêu diệt virus và vi khuẩn gây tổn thương hầu họng. Bên cạnh đó chanh còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin, giúp cân bằng điện giải và bù chất lỏng thất thoát do nhiễm trùng. Do đó mẹo chữa viêm họng bằng chanh có tác dụng giảm đau rát, ngứa họng, tiêu đờm, giảm ho và ức chế hoạt động tấn công của vi khuẩn lên cơ quan hô hấp.
Hoa cúc dại Mỹ (Echinacea) có chứa thành phần hóa học có tính kháng viêm, kháng nấm... thường được dùng để điều trị nhiễm trùng, đặc biệt là cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, giảm sốt…
Quả tầm xuân, quả chanh và hoa cúc dại Mỹ được cho là có thể giúp giảm thiểu triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc biết được một số biện pháp tự nhiên giúp ứng phó với nhiễm trùng đường hô hấp. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện tại nhà nhé!