Viêm amidan là tình trạng xảy ra ở nhiều đối tượng, nếu không phát hiện và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: áp xe quanh amidan, rối loạn nhịp thở, viêm cơ tim rất nguy hiểm, viêm ngoài màng tim,...
Tuy biết amidan nguy hiểm nhưng hầu hết mọi người còn lơ là và chưa có ý thức trong việc điều trị. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu viêm amidan là gì, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa bạn nhé.
Viêm amidan là tình trạng các khối amidan bị sưng, đỏ, viêm tấy bởi sự tấn công của virus, vi khuẩn gây hại. Có thể người bệnh bị viêm amidan 1 trong 2 bên. Thông thường có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, phổ biến nhất vẫn là trẻ em từ 5-15 tuổi. Tuy vậy, người lớn vẫn có thể mắc phải bệnh này đặc biệt là phụ nữ mang thai do sức đề kháng yếu dần.
Viêm amidan tiến triển với nhiều dạng khác nhau bao gồm viêm amidan mãn tính, viêm amidan hốc mủ, viêm amidan cấp,...Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và dẫn đến triệu chứng khó chịu với người bệnh.
Đối với những người bị viêm amidan cấp tính sẽ có những triệu chứng như sau:
Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu vì cơn nóng rát ở vòm họng đồng thời xuất hiện đau họng. Đau họng ngày càng tăng lên nếu nuốt thức ăn, nước bọt thậm chí ngay cả khi ho.
Giọng nói khò khè, kèm theo đờm và ho.
Mùi hôi khó chịu ở miệng, lưỡi trắng.
Niêm mạc họng sưng đỏ hoặc amidan có các chấm, mảng mủ màu trắng.
Sau khoảng 2-3 ngày khi cổ họng bị sưng đau, người bệnh sẽ bị sốt. Cơ thể luôn uể oải mệt mỏi, đau nhức, có khi người bệnh bị táo bón thậm chí nước tiểu có màu đỏ.
Viêm amidan hốc mủ là dạng phổ biến của viêm amidan, nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập thông qua đường họng và mũi. Bệnh có những biểu hiện như đau họng, sốt nhẹ, ho,...Khi quan sát rất dễ thấy 2 khối amidan sưng đỏ, các hốc có chất màu trắng đục vàng. Khi đó, những người bệnh viêm amidan hốc mủ cần lưu ý đến mức độ mà các triệu chứng gây nên.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ mà triệu chứng bệnh lại có sự khác biệt. Cụ thể:
Viêm amidan hốc mủ mãn tính: Người bệnh sẽ bị sốt nhẹ, hơi thở có mùi, ho khan, giọng khàn, cổ họng ngứa rát, hơi thở khò khè, đêm ngáy to.
Viêm amidan hốc mủ cấp tính: người bệnh sẽ bị trường hợp liên tục sốt cao kèm theo là khàn giọng, ngực đau tức, ho có đờm, lười trắng, niêm mạc họng bị sưng to, suy nhược, cơ thể mệt mỏi.
Do bị lạnh, các virus và vi khuẩn xâm nhập ở mũi họng tác nhân gây nên bệnh viêm amidan
Sau các bệnh nhiễm khuẩn lây ở đường hô hấp trên như sởi, ho gà, cúm….Vi khuẩn bội nhiễm thường là tụ cầu, liên cầu; đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết; tạng bạch huyết. Một số trẻ có tổ chức bạch huyết tiến triển mạnh. Có nhiều hạch ở cổ, ở họng sẽ dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển amidan.
Chăm sóc răng miệng kém dẫn đến viêm nhiễm amidan, viêm họng nhiều lần cũng là nguy cơ làm tăng ung thư amidan.
Nguyên nhân bởi cấu trúc vị trí amidan cụ thể hơn VA và Amidan có nhiều khe hốc, khu vực dễ bị vi khuẩn trú ẩn và phát triển mạnh. Amidan lại là ngã tư giữa đường ăn và đường thở chính là cửa ngõ cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập.
Dùng các chất kích thích thuốc lá, rượu bia và những thức uống có cồn.
Các yếu tố môi trường như hít khói bụi, căng thẳng khi làm việc,...tác nhân dẫn đến viêm amidan.
Chế độ ăn thiếu hụt vitamin A, ít ăn rau xanh, củ quả, ăn nhiều thịt đặc biệt những loại thịt hun khói , tẩm ướp nhiều muối là tác nhân dẫn đến ung thư amidan.
Có nhiều phương pháp để điều trị ung thư amidan chẳng hạn như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.
Đối với giai đoạn ung thư amidan sớm người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 2 cách để điều trị hoặc phải phẫu thuật, hoặc xạ trị. Tuy 2 cách này đều có hiệu quả như nhau, nhưng nếu viêm amidan nặng hơn thì điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, khi đó phải kết hợp phương pháp chữa trị giữa phẫu thuật với xạ trị, hoặc hóa trị với xạ trị.
Điều trị bằng thuốc
Thuốc giảm ho.
Thuốc giảm phù nề, xung huyết: các men chống viêm a choay, amitase.
Thuốc kháng sinh có tác dụng để diệt khuẩn, ngăn chặn các yếu tố gây bệnh.
Nguyên nhân viêm amidan hốc mủ là liên cầu b tan huyết nhóm A khi đó phải điều trị bằng thuốc kháng sinh chống liên cầu như pennicilin G và kéo dài quá trình điều trị trong 2 tuần.
Thuốc giảm đau, hạ số: paracetamol là thuốc hầu như được các bác sĩ dùng cho bệnh nhân bởi tính an toàn cao nếu biết dùng đúng liều và đúng cách. Liều khuyến cáo ở trẻ là 10mg/kg cân nặng/ngày.
Điều trị tại chỗ
Súc họng bằng nước muối 0,9%, hoặc các dung dịch có kiềm loãng như bicacbonate.
Thuốc sát khuẩn, kháng viêm tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine...
Nguyên tắc điều trị
Viêm amidan cấp: kháng sinh, giảm ho, giảm đau. Quẹt họng tìm vi khuẩn kháng sinh đồ. Không phẫu thuật.
Viêm amidan mạn: điều trị triệu chứng (giảm ho, giảm đau). Phẫu thuật cắt amidan.
Tuy vậy, đối với những trường hợp viêm amidan khác nhau sẽ có các biện pháp chữa trị một cách phù hợp. Cách tốt nhất vẫn là hỏi chỉ định bác sĩ để điều chỉnh và cân bằng lại bệnh của mình.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp các cách điều trị viêm amidan tại nhà nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Hầu hết các trường hợp viêm amidan đều xảy ra bởi nhiễm virus. Nhiễm trùng do vi khuẩn chịu trách nhiệm khoảng 15-30% trường hợp viêm amidan.
Các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp điều trị viêm amidan hoặc làm giảm các triệu chứng của nó:
Uống nhiều chất lỏng ấm
Ăn thức ăn lạnh
Tránh thức ăn cứng
Súc miệng bằng nước muối
Tăng độ ẩm trong nhà
Tránh làm căng giọng
Nghỉ ngơi nhiều
Uống thuốc giảm đau không kê đơn
Viên ngậm trị viêm họng
Thuốc xịt họng và nước súc miệng
Ngay cả người không bị viêm amidan và người đã bị cũng cần có một lối sống lành mạnh, vệ sinh vòm họng sạch, thực hiện chế độ ăn uống đúng cách để tránh vi khuẩn, vi rút xâm nhập.