Triệu chứng ung thư vòm họng là gì ? nguyên nhân gây bệnh

máy xông mũi họng

máy xông khí dung

máy xông mũi

máy khí dung

máy xông họng

Căn bệnh ung thư vòm họng gần đây đang có xu hướng tăng cao, nhắc đến hai chữ “ung thư” cũng làm cho người ta rụng rời, thường có câu nói “trời kêu ai náy dạ” nhưng không hẳn là thế vì chính cuộc sống ăn uống sinh hoạt hằng ngày nếu bạn không để tâm sẽ phát triển bệnh nan y lúc nào không hay, topic hôm nay chúng tôi xin được chia sẻ các về bệnh các triệu chứng của ung thư vòm họng và nguyên nhân đâu đã gây ra.

 

ung-thu-vom-hong-la-gi


Ung thư vòm họng là gì

Ung thư vòm họng là dạng ung thư thường xảy ra nhiều nhất ở vùng vòm họng, hầu hết là vòm họng phía sau hoặc chỗ ngách hầu. Vùng vòm họng sẽ có các ổ tế bào loét hoặc sùi ác tính. Nguyên nhân cụ thể của bệnh vẫn chưa được xác định rõ nhưng nhiều công trình nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến virus EBV và HPV
Ung thư vòm họng là 1 trong 10 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, xảy ra ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu là ở nam giới. Bệnh diễn tiến nhanh, giai đoạn đầu khó phát hiện và tỉ lệ tử vong cao.

Các giai đoạn của ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng có 4 giai đoạn:
Giai đoạn 0: Ung thư vòm họng giai đoạn đầu khó phát hiện, giai đoạn này được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ.
Giai đoạn I: là bệnh ung thư vòm họng giai đoạn sớm chưa lan tràn đến các hạch bạch huyết hoặc các phần xa của cơ thể.
Giai đoạn II: là giai đoạn tế bào ung thư có thể lan đến các mô và hạch bạch huyết gần đó nhưng không lan ra các bộ phận khác của cơ thể.
Giai đoạn III và IV:  là giai đoạn cuối của ung thư vòm họng. Lúc này, kích thước khối u đã phát triển to hơn, lan rộng hơn đến các mô gần đó, các hạch bạch huyết và các bộ phận xa hơn của cơ thể. 

 

ung thư vòm họng giai đoạn đầu


Triệu chứng ung thư vòm họng 

Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Đau đầu từng cơn hoặc đau âm ỉ
Bị ù tai một bên, âm thanh lúc bình thường lúc như tiếng ve kêu
Ngạt mũi một bên, có thể bị chảy máu cam 
Bị khàn tiếng, đau họng khi nuốt
Những dấu hiệu trên đều có một điểm chung là xảy ra ở một bên, tiến triển từ từ và không khỏi khi sử dụng thuốc.
Những dấu hiệu này thông thường sẽ bị nhầm lẫn với các bệnh về tai mũi họng như sổ mũi, viêm họng. Vì vậy mà ung thư giai đoạn đầu rất khó để phát hiện nếu không tiến hành xét nghiệm, tầm soát ung thư.

 

ung thư vòm họng gây chảy máu cam


Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn cuối

-    Cảm nhận có khối u ở cổ
-    Đau đầu dữ dội, kéo dài, từ vùng này lan sang vùng khác
-    Giảm thính lực
Khi có dấu hiệu trên thì ung thư đã phát triển đến giai đoạn muộn, cần phải đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Đa số trường hợp,khi ung thư đến giai đoạn cuối mới phát hiện ra thì lúc này việc điều trị vô cùng khó khăn và tốt kém, khả năng cao sẽ không qua khỏi.

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng xảy ra khi các tế bào trong vùng họng của bạn phát triển đột biến. Những đột biến này khiến cho các tế bào phát triển không kiểm soát được và tiếp tục sống sau khi các tế bào khỏe mạnh bình thường sẽ chết.  Các tế bào tích tụ có thể hình thành một khối u trong cổ họng của bệnh nhân
Mặc dù chưa xác định rõ ràng nguyên nhân nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
Các yếu tố làm tăng nguy cơ
Nhiễm Virus EPV và HPV:
Tế bào khi bị nhiễm Virus EPV sẽ sản sinh ra túi dịch ngoại thể, làm thay đổi cấu trúc ARN và protein, dẫn đến sự đột biến của tế bào. Thông qua túi dịch ngoại thể, protein sẽ xâm nhập vào tế bào bình thường, đánh cắp sự kiểm soát sinh trưởng của tế bào, làm cho tế bào sinh trưởng đột biến không kiểm soát được, hình thành bệnh ung thư.
Virus HPV lây truyền qua đường tình dục , kể cả tiếp xúc bằng tay hay bằng miệng với bộ phận sinh dục. Những đối tượng đã oral sex có nguy cơ nhiễm HPV cao hơn những người còn lại. Trong số các loại virus HPV thì HPV 16 được cho là liên quan đến bệnh ung thư vòm họng nhiều nhất 
Các đối tượng sử dụng thuốc lá trực tiếp hoặc gián tiếp
Gia đình có tiền sử mắc ung thư vòm họng
Những người có tổ tiên là Trung Quốc, vùng Châu Á hoặc Bắc Phi có tỉ lệ nhiễm bệnh cao hơn những vùng khác
Ăn nhiều cá và thức ăn có hàm lượng muối cao cũng là nguyên nhân gây ra bệnh
Những người uống rượu bia nhiều
Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày , thực quản

Ung thư vòm họng có lây không

Bệnh ung thư vòm họng không phải là một bệnh truyền nhiễm cho nên bệnh này không lây lan.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo những người đang chung sống với bệnh nhân mắc ung thư vọm họng mà không có lối sống lành mạnh cũng sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Có nghĩa là những người bình thường nhưng có quan hệ tình dùng với người bệnh dù là phương pháp nào cũng sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh ung thư vòm họng. Đặc biệt là những người có thói quen quan hệ bằng miệng sẽ có tỉ lệ nhiễm bệnh cực kì cao do nhiễm virus HPV-một trong những những nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng
Tóm lại, bệnh ung thư vòm họng không lây truyền trực tiếp mà do nhiễm virus 

 


Ung thư vòm họng có chữa được không

Cũng như những loại ung thư khác, ung thư vòm họng có thể được loại bỏ nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Phát hiện càng sớm bệnh càng dễ điều trị, để bệnh tiến triển càng lâu thì bệnh càng khó điều trị, tốn kém chi phí và tỉ lệ tử vong càng cao.
Điều trị ung thư vòm họng như thế nào để bệnh nhân sống tốt
Việc tiến hành điều trị ung thư vòm họng sẽ do bác sĩ chỉ định, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh, sức khỏe của bệnh nhân tại thời điểm tiếp nhận điều trị, mức độ đáp ứng của bệnh nhân trong điều trị.

Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng được áp dụng

Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ khối u không thường được thực hiện vì vị trí của khối u gần dây thần kinh và mạch máu. Nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho  mắt  và các cấu trúc lân cận khác.
Không phải tất cả những người bị ung thư mũi họng đều có thể phẫu thuật. Bác sĩ sẽ xem xét vị trí và giai đoạn khối u của bệnh nhân khi thảo luận về việc lựa chọn phương pháp điều trị. Thông thường, biện pháp phẫu thuật sẽ được tiến hành khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm khi tế bào ung thư chưa di căn
Xạ trị: Xạ trị sử dụng chùm năng lượng cao từ các nguồn như tia X và proton để truyền bức xạ tới các tế bào ung thư để tiêu diệt chúng
Xạ trị có thể soi lên cơ thể người bệnh từ một máy lớn bên ngoài cơ thể bệnh nhân (bức xạ chùm bên ngoài), hoặc xạ trị có thể đến từ hạt và dây phóng xạ nhỏ có thể được đặt bên trong cơ thể bạn, gần nơi bị ung thư 
Đối với ung thư cổ họng giai đoạn sớm, xạ trị có thể là phương pháp điều trị cần thiết nhất. Đối với ung thư cổ họng giai đoạn nặng hơn, liệu pháp xạ trị có thể được kết hợp với hóa trị hoặc phẫu thuật. Trong bệnh ung thư cổ họng giai đoạn muộn, liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng để giảm các dấu hiệu và triệu chứng và làm cho bạn thoải mái hơn.
Xạ trị có thể gây ra ít tác dụng phụ hoặc biến chứng hơn so với điều trị bức xạ thông thường, nhưng vẫn có thể dẫn đến các tác dụng phụ như: 
•    khô miệng
•    viêm niêm mạc miệng và cổ họng
•    sự mù lòa
•    chấn thương não bộ
•    cái chết của mô khỏe mạnh
•    sâu răng
Hóa trị.  Hóa trị  sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp hóa trị không đem về nhiều tác dụng cho điều trị ung thư vòm họng. Nhưng nó có thể giúp người bệnh sống lâu hơn  khi kết hợp với xạ trị hoặc thuốc sinh học.
Thuốc sinh học. Các loại thuốc sinh học ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật như thế nào? Chúng bao gồm các kháng thể đơn dòng như cetuximab (Erbitux), pembrolizumab (Keytruda), và nivolumab (Opdivo). Sinh học hoạt động khác với thuốc hóa trị và có thể được sử dụng thường xuyên hơn trong trường hợp ung thư tiến triển hoặc tái phát.

Các biện pháp ngăn ngừa ung thư vòm vọng

-    Hạn chế bạn tình, giữ đời sống tình dục lành mạnh
-    Hạn chế cá thịt ướp muối, chứa nhiều muối
-    Không nên hút thuốc, tránh xa những nơi có khói thuốc
-    Hạn chế rượu bia
-    Tăng cường rau xanh, hoa quả trong bữa ăn hằng ngày
-    Giữ vệ sinh rang miệng

Các phương pháp giúp phát hiện ung thư vòm họng sớm

•    Nội soi. Bác sĩ có thể thực hiện biện pháp nội soi để nhìn rõ hơn về tình trạng ở vùng vòm họng. Một máy ảnh nhỏ ở phần cuối của ống nội soi truyền hình ảnh đến màn hình video để bác sĩ theo dõi các dấu hiệu bất thường trong cổ họng của bệnh nhân
•    Sinh thiết. Nếu phát hiện thấy bất thường trong quá trình nội soi bác sĩ có thể lấy mẫu mô (sinh thiết) ở vùng nghi ngờ nhiễm bệnh. Mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm để thử nghiệm. Bác sĩ của bạn cũng có thể yêu cầu một mẫu của một hạch bạch huyết sưng lên bằng cách sử dụng một kỹ thuật được gọi là hút kim tiêm.
•    Thử nghiệm hình ảnh. Thử nghiệm hình ảnh, bao gồm chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), có thể giúp bác sĩ xác định mức độ ung thư của bệnh nhân ở ngoài bề mặt cổ họng

Trên là những thông tin về bệnh ung thư vòm họng mong được góp phần kiến thức chia sẻ đến người xem, hi vọng bổ ích với người đọc. 

Xem các sản phẩm máy xông họng tại website