Trẻ bị viêm họng cấp bị sốt cao nhiều ngày thì nên ăn gì uống gì

máy xông mũi họng

máy xông khí dung

máy xông mũi

máy khí dung

máy xông họng

Trẻ bị viêm họng là tình trạng hầu hết các phụ huynh ai cũng biết, trường hợp trẻ sốt cao nhiều ngày thì làm sao, nên cho trẻ ăn gì uống gì rất quan trọng vì ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh và hết bệnh, topic hôm nay xin được chia sẻ các dấu hiệu cũng như bí quyết cho các mẹ đang có con em tuổi lớn.

 

trẻ bị viêm họng cấp tính

 

Trẻ bị viêm họng cấp như thế nào

Thời điểm giao mùa là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em, trong đó thường gặp nhất là viêm họng cấp.

Viêm họng cấp là bệnh khiến viêm mạc họng bị sưng trong thời gian ngắn. Thường kéo dài từ 3 – 4 tuần. Bệnh gây ra do virus, vi khuẩn, nấm, các tác nhân từ môi trường như khói bụi, thuốc lá hoặc do ăn chung đồ với người bị bệnh.

Trẻ bị viêm họng cấp thường kèm với sốt cao, nghẹt mũi, ù tai, quấy khóc, … Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, bệnh có thể ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản, thấp khớp, suy tim, …

 

viêm họng cấp trẻ em

 

Bệnh viêm họng cấp là bệnh gây ra do virus nên không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Khi trẻ bị bệnh, bố mẹ cần giữ môi trường trong nhà thông thoáng, ổn định thân nhiệt cho bé, cho bé uống thuốc và nghỉ ngơi đầy đủ. Đối tượng hay mắc viêm họng cấp là trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh. Đối với trường hợp trẻ sơ sinh, bố mẹ phải đưa đi khám ngay lập tức chứ không được điều trị tại nhà.

Xem thêm thông tin mua máy xông mũi cho bé ở đâu là tốt nhất và thích hợp ??? 

Dấu hiệu trẻ bị viêm họng cấp

Viêm họng cấp thường dễ bị nhầm với viêm đường hô hấp. Để phân biệt hai bệnh này, chỉ có cách đi khám để xác nhận đúng bệnh. Tuy nhiên, bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để biết bố mẹ có bị viêm họng cấp hay không.

Sốt cao: Trẻ sốt cao, từ 39 – 40 độ C, cơn sốt xảy ra đột ngột và thường kéo dài từ 5 – 7 ngày rồi tự khỏi.

Đau rát cổ họng: Khi soi cổ họng của bé, bạn sẽ thấy cổ họng sưng đỏ, trẻ bị đau khi nuốt nước bọt. Cơn đau có thể lan sang tai, gây đau tai, đau đầu ong ong.

Liên tục ho khan: Đau họng kèm theo ho khan kéo dài. Nếu ho quá nghiêm trọng, hãy cho trẻ uống thuốc hoặc chế biến những bài thuốc trị ho để giảm thiểu tình trạng này.

 

dấu hiệu trẻ bị viêm họng cấp

 

Chảy nước mũi: Viêm họng do virus trẻ bị chảy nước mũi nhưng không hôi và có màu trong. Viêm họng do vi khuẩn nước mũi có màu và có mùi. Dấu hiệu này có thể xác định bé bị viêm họng cấp do vi khuẩn hay virus.

Quấy khóc, khó chịu: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh quấy khóc, khó chịu vì nghẹt mũi, đau họng, ít bú sữa và ăn uống kém.

Sưng khớp: Các khớp nóng và sưng như khớp tay, khớp gối, có thể di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Đây là dấu hiệu nguy cơ thấp tim ở trẻ.

Nôn, trớ: Trẻ tiết nhiều dịch mũi, chảy xuống cổ họng làm họng bị viêm. Dạ dày hoạt động không hiệu quả, dễ trào ngược dạ dày gây ra nôn, trớ.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày phải làm sao ?

Viêm họng cấp đi kèm những cơn sốt cao đột ngột, thường lên đến 39 – 40 độ. Tình trạng này kéo dài từ 7 – 10 ngày sau đó chấm dứt. Trường hợp nặng phải đưa đến bệnh viện để khám và điều trị.

Nếu trẻ bị sốt trên 38 độ C, cần giúp thân nhiệt của trẻ hạ xuống bằng cách chường khăn nóng vào các vùng nách, trán, bẹn. Phải sử dụng thuốc đúng liều lượng cho từng độ tuổi. Trẻ dưới 3 tháng chỉ dùng 40 mg paracetamol, trẻ 3 – 11 tháng 80 mg, trẻ 12 – 24 mg là 120 mg, … Hai lần sử dụng thuốc liên tiếp phải cách  nhau 6 giờ. Nếu trẻ vẫn sốt cao có thể đặt thuốc tại hậu môn.

Trong thời gian phát bệnh, do cơ thể nóng lên gây mất một lượng nước lớn nên trẻ cần bổ sung nước liên tục, có thể thay thế nước bằng nước ép trái cây hoặc nước pha dung dịch oresol để bù nước và chất điện giải bị mất.

 

trẻ bị viêm họng sốt nhiều ngày

 

Trong thời gian 1 tuần điều trị tại nhà mà bệnh không khỏi, phải đưa bé đến ngay bác sĩ để khám và chữa trị kịp thời. Phải tuân thủ đúng liều lượng trong đơn thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không uống thuốc linh tinh, đặc biệt là không trị bệnh bằng thuốc kháng sinh.

Nếu trẻ bị viêm họng nên ăn gì tốt nhất

Bệnh viêm họng khiến trẻ rất biếng ăn vì gây ra đau rát họng khi nhai nuốt. Do đó, nên chế biến những món dễ ăn, dễ tiêu để bé nhanh hấp thụ.

- Các món ăn lỏng

Các món ăn lỏng như súp hoặc cháo không gây ra ma sát với thành họng, khiến trẻ dễ nuốt và rất dễ tiêu. Một số món bố mẹ tham khảo: cháo trắng, cháo chim, cháo thịt băm, súp bi đỏ, súp ngô, súp khoai tây, … Khi chế biến nên kết hợp cùng nhiều loại rau xanh để tăng cường chất xơ và dinh dưỡng, vừa làm giảm đau họng vừa giúp bé hồi sức.

- Các món luộc, hầm

Luộc, hầm làm món ăn mềm, dễ nhai nuốt nên không làm cổ họng bị đau. Khi bé bị bệnh, nên tăng cường lượng rau củ như khoai tây, cà rốt, rau cải, … để cung cấp vitamin giúp tăng sức đề kháng.

- Trứng gà

Trứng chứa rất nhiều protein và omega-3. Dù được chế biến bằng cách nào, trứng cũng rất mềm và dễ nuốt, không gây vướng hay đau họng. Tuy nhiên, nên hạn chế trứng chiên vì chứa khá nhiều dầu mỡ, có thể khiến viêm nặng hơn.

- Trái cây

Những trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, … có tác dụng giải nhiệt và giải cảm hiệu quả. Ăn trái cây giúp cơ thể loại bỏ độc tố, hạn chế đau họng, viêm họng, ho khan. Ăn trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp khỏi bệnh nhanh hơn.

- Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một nguyên tố vi lượng có khả năng kháng virus vô cùng mạnh mẽ. Với trẻ đang bị viêm họng, có thể bổ sung kẽm bằng các món canh, súp, cháo làm từ nguyên liệu: tôm, cua, ngao, sò, ốc. Khi chế biến, có thể kết hợp thêm rau cải,  rau bina, rau chân vịt, củ cải trắng để tăng thêm hiệu quả.

- Các loại rau trơn mát

Khi nấu canh, bạn nên ưu tiên chọn những loại rau có chất nhầy tự nhiên hoặc có độ bở cao để không làm đau họng khi nuốt. Những loại rau đó là: rau đay, rau khoai, rau mồng tơi, bầu, bí, mướp, …

 

các món luộc hầm cho trẻ bị viêm họng nên ăn

 

Lưu ý trẻ bị viêm họng nên uống thuốc gì

80-90% nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng cấp là do virus, do đó, bố mẹ không nên cho bé uống thuốc kháng sinh vì không trị được bệnh mà còn làm suy giảm chức năng miễn dịch. Nếu trẻ sốt hơn 38 độ C, có thể dùng paracetamol theo độ tuổi và cân nặng. Trẻ dưới 3 tháng chỉ dùng 40 mg paracetamol, trẻ 3 – 11 tháng 80 mg, trẻ 12 – 24 mg là 120 mg, trẻ trên 24 tháng sử dụng 10 mg/cân nặng.

Khi bệnh không thuyên giảm mà có dấu hiệu trở nặng, bố mẹ nên đưa bé đến những trung tâm y tế gần nhất để khám chữa bệnh. Nếu trẻ sơ sinh bị viêm họng cấp, không nên tự điều trị tại nhà và hạn chế sử dụng thuốc nhất có thể.

Trong trường hợp trẻ lớn và hạn chế sử dụng thuốc, có thể thay thế bằng các bài thuốc dân gian như: Lá húng, tía tô, diếp cá, … hoặc hoa quả như lê chưng đường, táo tàu ngâm, quất ngâm, … đều có hiệu quả rất tốt.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần giữ vệ sinh môi trường sống, làm sạch không khí bằng máy lọc hoặc máy tạo hơi nước để làm giảm bệnh tình của bé.

Có thể sử dụng máy phun khí dung hỗ trợ việc điều trị thay vì uống thuốc trực tiếp thì xông cũng là cách tốt nhất.