Bệnh lao là một loại bệnh xảy ra khi cơ thể nhiễm vi khuẩn có tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB). Loại vi khuẩn này có thể lây truyền qua đường không khí. Do vậy khi sống trong cùng một bầu không khí hoặc có tiếp xúc với người bệnh thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao là rất cao
Khi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lao, bệnh sẽ ở giai đoạn tiềm tàng, không có biểu hiện ra bên ngoài. Giai đoạn này được gọi là nhiễm trùng lao. Không phải người nào nhiễm trùng lao cũng đều mắc bệnh lao.
Sau vài tuần hoặc vài năm, tùy vào tình trạng sức khỏe và sức đề kháng của người bị nhiễm mà bệnh mới biểu hiện ra và phát triển thành bệnh lao. Lúc này mới được gọi là mắc bệnh lao
Nhiễm trùng lao |
Mắc bệnh lao |
|
|
Phần lớn người ta tưởng rằng bệnh lao chỉ ảnh hưởng đến phổi mà thôi. Sự thật là, mặc dù 70% người mắc bệnh lao bị nhiễm trùng ở phổi nhưng vi trùng này cũng có thể gây nhiễm ở những bộ phận khác như xương, não, hay các hạch bạch huyết
Những đối tượng có khả năng mắc bệnh lao với tỷ lệ cao
Nguyên nhân chính là do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis.
Tuy nhiên, khi bị nhiễm vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh lao.Nhưng đã nói ở trên, giai đoạn này là giai đoạn tiềm tàng, và không lây sang người khác.
Nhưng thời gian kéo dài và không có phương pháp điều trị, vi khuẩn lao lớn mạnh, phá hủy phổi hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là những đối tượng nhiễm HIV, đang điều trị ung thư, bị suy dinh dưỡng gần như khi bị nhiễm trùng lao thì chắc chắn sẽ phát triển thành bệnh lao.
Nếu không điều trị, bệnh lao có thể gây tử vong, nhẹ hơn thì ảnh hưởng đến phổi của bạn và nó có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể qua đường máu, gây ra các biến chứng. Ví dụ về biến chứng bệnh lao bao gồm:
Đau cột sống. Đau lưng và cứng khớp là biến chứng thường gặp của bệnh lao.
Thiệt hại chung. Viêm khớp dạng lao thường ảnh hưởng đến hông và đầu gối.
Sưng màng bao gồm não của bạn (viêm màng não). Điều này có thể gây đau đầu kéo dài hoặc liên tục xảy ra trong nhiều tuần. Thay đổi tinh thần cũng có thể.
Vấn đề về gan hoặc thận. Gan và thận giúp lọc chất thải và tạp chất từ máu của bạn. Những chức năng này trở nên suy yếu nếu gan hoặc thận bị ảnh hưởng bởi bệnh lao.
Rối loạn tim mạch. Hiếm khi, bệnh lao có thể lây nhiễm các mô bao quanh tim, gây viêm và các bộ sưu tập chất lỏng có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu hiệu quả của tim. Tình trạng này, được gọi là chèn ép tim, có thể gây tử vong.
Bệnh lao hạch là một dạng bệnh lao ngoài phổi. Lao hạch có thể gặp là các hạch ở ngoại biên như hạch cổ, hạch bẹn ,hạch nách và các hạch ở nội tạng ... Tuy nhiên, lao hạch ở cổ là phổ biến nhất. Người bị lao hạch thường thấy xuất hiện cá cụm hạch to thành từng
khối, nổi rõ trên da. Có tới 95% bị hạch là lao hạch cổ. Khi ấn vào những khối hạch này bệnh nhân không thấy bị đau. Đây là lý do khiến người bệnh chủ quan, không nghĩ đến nguy cơ bị mắc bệnh lao hạch.
Nguyên nhân gây ra bệnh lao hạch là do người đã bị nhiễm bị trùng lao, mà bị tổn thương niêm mạc miệng hoặc các bệnh về hô hấp khiến các hạch bạch huyết bị viêm nhiễm. Từ đó, tạo điều kiện để các vi khuẩn lao xâm nhập vào các hạch và gây nên bệnh lao hạch
Không giống như bệnh lao phổi, lao hạch không lây lân vì vi khuẩn lao chỉ lưu trú và phát triển trong các hạch mà không phát tán ra ngoài.
Bệnh lao xương là một dạng lao thứ phát. Nguyên nhân là do hệ xương khớp có chứa vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Vi khuẩn lao theo đường máu, bạch huyết tấn công và lưu trú ở xương gây ra bệnh lao xương
Triệu chứng điển hình là đau tại chỗ bị bệnh, hạn chế vận động, nếu bệnh diễn biến lâu ngày không điều trị có thể gây rỉ mủ tại chỗ, nếu bị lao cột sống có thể gây gù, vẹo cột sống, liệt vận động…
Cũng như lao hạch, lao xương là một dạng lao ngoài phổi, không có khả năng lây nhiễm vì nó phát triển và lưu trữ trong cơ thể, không phát tán ra ngoài
Lao màng não là bệnh cực kì nguy hiểm, vì nó ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh.Vi khuẩn lao theo đường máu tấn công vào não và màng não. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân lao màng não lên đến 70% -80%. Nếu không tử vong cũng sẽ để lại hậu quả nặng nề như liệt các chi, sống thực vật, thiểu năng trí tuệ.
Có các dấu hiệu khởi đầu khi bị lao màng não như: đau đầu, nôn, táo bón, nặng có thể hôn mê, co giật…Các dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác nên không được chú ý.
Phòng ngừa bệnh lao
Tiêm ngừa. Tiêm vacxin BCG để phòng ngừa bệnh lao là một phương pháp hiệu quả để phòng bệnh. Tại Việt Nam, vacxin BCG được khuyến khích sử dụng ngay khi trẻ mới chào đời để ngăn ngừa bệnh.
Ngoài ra, một số biện pháp khác giúp bệnh lao không lây sang người khác:
Thông tin trên là nói về căn bệnh lao bao gồm lao hạch, lao xương, lao màng não có thể nhiều người chưa biết, hi vọng thông tin trên bổ ích cho người xem.