Ho gà là căn bệnh lây truyền cấp tính có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến ở trẻ em, phụ huynh đã biết đến bệnh này chưa, đừng lơ là chủ quan nhé
Topic giải đáp các thông tin về bệnh ho gà là gì? nguyên nhân và cách nhận biết bệnh ho gà ở trẻ em, để bậc cha mẹ chăm sóc con nhỏ tốt hơn.
Ho gà là căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis khi tấn công vào đường hô hấp, và có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi của người bệnh, những nơi công cộng rất dễ bùng dịch ở cùng một không gian như trường học, nhà ở.
Bệnh ho gà ở trẻ em có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, phụ huynh rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng cảm lạnh thông thường như hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt nhẹ.
Nếu không kịp chuẩn đoán điều trị sau 2 tuần bắt đầu nặng hơn có thể gây khó thở và dẫn đến tử vong
Như đã chia sẻ nguyên nhân gây ra bệnh ho gà là vi khuẩn Bordetella pertussis
Các đường lây bệnh
Lây bằng đường hô hấp
Lây bằng cách tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt khi người nhiễm vi khuẩn nói chuyện
Phát sinh bệnh do tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp của người mắc bệnh
Đối tượng dễ mắc bệnh
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh vì đề kháng còn yếu đa phần những trường hợp tử vong do ho gà xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi vì lý do chưa đủ tuổi để tiêm vắc xin ho gà.
Các bé dưới 18 tháng tuổi rất dễ bị ngưng thở do ảnh hưởng của cơn ho, nếu chuyển nặng cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng cách
Trẻ chưa tiêm phòng vắc xin, cha mẹ cần đảm bảo cách ly trẻ khỏi những người đang bị ho gà
Ho gà tiến triển thường qua các giai đoạn sau đây, phụ huynh nên chú ý quan sát con để hành động kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện điều trị:
Ủ bệnh 7 - 19 ngày trung bình thì 10 ngày, không có triệu chứng rõ rệt
Viêm long đường hô hấp kéo dài khoảng 1-2 tuần, kèm theo triệu chứng giống viêm đường hô hấp trên ho húng hắng, sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi
Thời điểm khởi phát với các cơn ho thành từng cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, sau càng yếu và giảm dần có thể làm trẻ yếu dần như ngừng thở do thiếu oxy, mặt tím tái, mặt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi.
Thở rít vào cuối mỗi cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho có tiếng rít
Trẻ khạc đờm trắng, màu trong, dính
Sau mỗi cơn ho trẻ mệt, có thể nôn, thở nhanh. Có thể kèm theo các triệu chứng sau: sốt nhẹ, mặt và mí mắt nặng.
Đối với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ
Ho kéo dài và có thể nguy hiểm ngừng thở gây tử vong, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
Nếu nặng quá gây vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi
Viêm phế quản, viêm phế quản phổi do bội nhiễm
Ảnh hưởng cơ quan khác gây lồng ruột, thoát vị ruột, sa trực tràng
Viêm não để lại di chứng và nguy cơ tử vong cao
Người lớn
Gây viêm phổi
Sút cân
Không kiểm soát được bàng quang
Ho nặng gẫy xương sườn
Đến lúc này chúng ta đã khẳng định sự nguy hiểm cao nhất của bệnh ho gà là biến chứng gặp ở trẻ sơ sinh, nên rất nguy hiểm nhưng nếu như phát hiện sớm và trị ho đúng, kịp thời thì bệnh sẽ khỏi, bố mẹ chú y nhé.
Quan sát bệnh lý của trẻ vẫn ở thể nhẹ cơn ho chưa dày đặc, thời gian ho ngắn, trẻ vẫn sinh hoạt và ăn uống bình thường thì phụ huynh hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà và xử lý tình huống
Cần đảm bảo môi trường nghỉ ngơi trong lành, tránh các tác nhân kích thích như khói thuốc, lông động vật, bụi bẩn
Cho bé nghỉ ngơi không gian yên tĩnh, không tiếp xúc với nhiều người
Cho bú mẹ nhiều hơn, để bổ sung kháng thể tự nhiên
Vệ sinh thân thể bằng nước muối ấm
Bước này là giải pháp cuối cùng được thực hiện nếu việc chăm sóc bé tại nhà không mang lại hiệu quả, chuyên gia y tế cần xác định chính xác mức độ bệnh lý của trẻ để đưa ra những nhận định và phương pháp
Xét nghiệm máu: công thức, mức tăng – giảm lượng bạch cầu trong máu, nếu tăng cao hoặc cấu tạo chủ yếu là Lympho, thì khả năng trẻ bị ho gà khá cao
Xét nghiệm kháng thể: dựa vào các thành phần có trong dịch tiết từ mũi họng của trẻ, đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
Kê đơn thuốc sử dụng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.