Hen suyễn là một trong những căn bệnh hô hấp mãn tính khiến nhiều người đau đầu. Đặc biệt, hiện tại các bài thuôc phương Tây dường như cũng chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Người bệnh luôn phải kề cạnh bên mình những hộp thuốc tây rất khổ sở. Tuy nhiên, từ trước đến nay, những bài thuốc dân gian vẫn thường mang lại những tác dụng không ngờ tới. Vì thế, bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn những bài thuốc dân gian điều trị bệnh hen suyễn.
Những bài thuốc dân gian điều trị hen suyễn. (Ảnh:Internet)
Hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là căn bệnh mãn tính về đường hô hâp khó chữa, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Hầu như các phương pháp điều trị của phương Tây đều chưa điều trị dứt điểm được cơn hen. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị theo Đông y lại tác động đến căn bệnh và đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người vì những nguyên liệu đều xuất phát từ thiên nhiên.
Hen suyễn có hai loại: Hen suyễn di truyền và hen suyễn không do di truyền.
Đối với hen suyễn di truyền: Bệnh nhân cần có những nguyên tắc để kiểm soát cơn hen.
Đối với bệnh hen suyễn không do di truyền: Người bệnh chỉ cần tránh những nguyên nhân gây bệnh, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều trị đúng cách, bệnh sẽ thuyên giảm.
Một số bài thuốc dân gian điều trị hen suyễn như sau.
Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ẩm, vị cay, nhiều tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, nhiều chất xơ và không gây nóng dù mang tính ẩm. Theo nghiên cứu khoa học, tía tô có công dụng tốt như một loại thảo dược hỗ trợ điều trị tốt ở cả ba thể phong nhiệt, phong hàn và phong đàm. Ngoài ra, tía tô còn giúp hỗ trợ chữa các bệnh như cảm cúm, sốt, ra mồ hôi.
Tía tô điều trị bệnh hen suyễn. (Ảnh: Internet)
Hạt tía tô:
Nguyên liệu: Hạt tía tô: 8-10g, bán hạ: 8-10g, sài đất 10-12g, hạt ý dĩ 10-12g.
Cách dùng: Sắc các nguyên liệu với 750ml nước tới khi còn 200ml để nguội, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn mỗi ngày. Uống đều đặn hằng ngày để gia tăng hiệu quả.
Lá tía tô:
Cách dùng: 90g lá tía tô đem sao qua bột mịn sau đó ngâm với một lít rượu trong 10 ngày, sau đó đem ra chắt nước, bỏ bã, dùng nước này uống hằng ngày, khoảng 3 lần một ngày, 20ml/lần.
Tuy nhiên cách điều trị này chỉ dành cho trường hợp đau nặng ngực, đờm trắng.
Gừng còn có tên gọi là sinh khương, can khương, bào khương. Đây còn là một trong những loại gia vị trong bữa ăn hằng ngày. Không chỉ là bài thuốc dân gian điều trị cảm cúm, ho, nôn mửa, gừng còn là phương thuốc “thần dược” điều trị hen suyễn.
Gừng là phương thuốc “thần dược” điều trị hen suyễn. (Ảnh: Internet).
Cách làm:
Bạn có thể ăn bột gừng mỗi ngày khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 50g đều đặn, liên tục trong 3 tháng sẽ giúp cải thiện bệnh hen suyễn. Ngoài ra, bạn có thể chế biến gừng bằng nhiều cách như cắt gừng thành từng miếng nhỏ, đun cùng nước sôi và uống trước khi đi ngủ mỗi ngày.
Theo Đông y, lá hẹ tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín lại có tính ấm (ôn), vị cay, đi vào kinh can, tỳ và vị, tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, chữa ho cho trẻ em, tiêu hóa kém, trĩ sưng đau, ra mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều lần…
Mật ong, lá hẹ điều trị hen suyễn. (Ảnh:Internet)
Cách làm: Lấy 3-5 lá hẹ, cắt ngắn thành từng đoạn rồi cho vào chén. Sau đó, bạn đổ ngập bằng mật ong rồi đem đi chưng cất thủy hoặc hấp. Đến khi lấy lá hẹ chín mềm, bạn có thể gạn uống hay lấy thìa tán nhuyễn lá hẹ rồi ăn. Mỗi lần sử dụng 1 thìa, chia ra ngày 2 lần.
Hàm lượng lớn vitamin C trong chanh tăng cường hệ miễn dịch. Nó cũng có tính sát trùng, giàu chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, mật ong là một trong những phương thuốc hữu hiệu để điều trị bệnh hen suyễn, đặc biệt là ho. Theo một số nghiên cứu, mật ong có tác dụng làm dịu tình trạng sưng viêm của lớp niêm mạc trong đường hô hấp.
Mật ong, chanh hỗ trợ điều trị hen suyễn. (Ảnh: Internet)
Trên đây là những bài thuốc dân gian điều trị chứng bệnh hen suyễn mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng tình trạng bệnh của bạn sẽ thuyên giảm sau khi sử dụng các bài thuốc này. Mong nhiều điều tốt lành đến với bạn.