Nguyên nhân và dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị viêm phổi

máy xông mũi họng

máy xông khí dung

máy xông mũi

máy khí dung

máy xông họng

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nhưng khi mắc bệnh lại khó nhận biệt qua dấu hiệu thông thường. Vì vậy, cha mẹ cần nắm vững các kiến thức liên quan đến bệnh viêm phổi để phát hiện sớm cac dấu hiệu của bệnh và điều trị kịp thời.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính hằng năm có khoảng 150 triệu đợt viêm phổi xảy ra ở trẻ em các nước đáng phát triển, trong đó có khoảng 11 trẻ nhập viện. Mặc dù công nghệ hiện đại càng phát triển, tuy nhiên, viêm phổi vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho các trẻ em dưới 5 tuổi.

Theo thống kê trên thế giới cứ khoảng 20 giây lại có 1 trẻ tử vong do viêm phổi. (Ảnh: Internet)

Các số liệu thống kê gần đây, đã có hơn 2 triệu trẻ em mỗi năm tử vong bởi căn bệnh này. Con số này nhiều hơn cả bệnh nhân tử vọng do AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Ước tính có khoảng 4300 trẻ trên toàn thế giới tử vong do viêm phổi, nghĩa là cứ 20 giây lại có 1 trẻ tử vong do căn bệnh này. Riêng ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ em mắc viêm phổi, vì vậy, nước ta là một trong số 15 quốc gia có nhiều người mắc bệnh viêm phổi nhất thế giới. Cũng có số liệu thống kê rằng, hằng năm, có khoảng 4000 trẻ em Việt Nam chết vì viêm phổi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi gây ra đối với trẻ em sơ sinh như sau: sốt cao trên 39 độ, mệt mỏi, nằm li bì và ngủ liên tục, khó thở, thở nhanh hơn mức bình thường, dùng cả bụng để co bóp và  cố gắng lấy nhiều oxy nhiều hơn để thở; ho khan vào thời gian đầu và sau đó ho có đờm trắng, rồi chuyển sang xanh hoặc vàng; môi và da xanh xao, nhợt nhạt; tức ngực hoặc đau bụng; nôn trớ hoặc tiêu chảy; bỏ bú hoặc bú ít.

Cha mẹ hoặc người thân cần phải chú ý đến các dấu hiệu này của trẻ. Nếu trẻ có một số dấu hiệu trên thì phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở gần nhất, tránh biến chứng xảy ra.

Cha mẹ cũng cần học cách lắng nghe nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo rồi quan sát sự di động của lồng ngực hay bụng, cần quan sát lúc nằm yên hay nghỉ, không quan sát khi trẻ đang quấy khóc. Nếu trẻ thở nhanh, bạn sẽ nhận thấy những di động thường sẽ nhanh hơn so với lúc trẻ đang bình thường.

Bạn có thể phát hiện trẻ thở nhanh qua các biểu hiện như sau:

  • Trẻ từ 1-5 tuổi, thở từ 40 lần trong 1 phút trở lên.

  • Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 1 tuổi, thở từ 50 lần trong 1 phút trở lên.

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi, thở từ 60 lần  trong 1 phút trở lên.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết bằng cách khác, bạn vén áo lên và quan sát lồng ngực. Nếu thấy trẻ thở khác thường, thở theo cách bất thường nào đó thì bạn phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần quan sát ranh giới giữa ngực và bụng xem có dấu hiệu bị lõm vào khi trẻ hít vào hay không? Để quan sát điều này, hãy bé trẻ nằm ngang trong lòng mẹ hoặc đặt trẻ nằm ngang trên giường. Hiện tượng này nên được quan sát lúc trẻ nằm nghỉ mới có giá trị, còn lúc trẻ quấy khóc hoặc cố gắng hít sâu, không được coi là co rút lồng ngực. Vì vây, nếu kiểm tra thấy trẻ vẫn co rút lồng ngực, tức là trẻ đang mắc viêm phổi, cần đến bệnh viện để điều trị ngay.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi

Một số cha mẹ cho rằng nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm phổi là do thời tiết lạnh. Tuy nhiên, ít ai biết nguồn gốc của căn bệnh này lại có từ giai đoạn mang thai.

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi chủ yếu là do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Quá trình nhiễm khuẩn này có thể xảy ra trong giai đoạn trước, trong và sau khi sinh, đặc biệt là thời gian vỡ ối khi chuẩn bị sinh.

Cụ thể như sau:

  • Thời gian vỡ ối từ 6 giờ đến 12 giờ trước khi sinh: 33% trẻ bị viêm phổi.

  • Thời gian vỡ ối trên 12 giờ đến 24 giờ trước khi sinh: 51, 7% trẻ bị viêm phổi.

  • Vỡ ối từ 24 giờ trở lên: 90% trẻ bị viêm phổi.

Trong quá trình đỡ đẻ, người hồi sức và chăm sóc trẻ sơ sinh cần thực hiện các hoạt động vệ sinh vô trùng vì trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ môi trường, người chăm sóc.

Trẻ sơ sinh mắc viêm phổi cũng xuất phát từ nguyên nhân hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết của đường sinh dục của người mẹ trong lúc trẻ chuẩn bị chào đời.

Một nguyên nhân nữa gây ra viêm phổi của trẻ sơ sinh là do bầu thai thiếu dưỡng khí. Trong quá trình mang thai, người mẹ cần phải đi kiểm tra khám sức khỏe định kì, nhất là giai đoạn cuối để phát hiện tình trạng này và có biện pháp điều trị kịp thời.

Ngoài ra, những trẻ em bị thiếu cân, suy dinh dưỡng có đường thực quản chưa hoàn thiện dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày hít nhầm sữa vào phổi. Hiện tượng này ra các triệu chứng thở gấp, hụt hơi, tím tái mắt, … Lượng sữa càng nhiều, triệu chứng này càng nặng, khiến bệnh viêm phổi càng nặng hơn. Hơn thế nữa, một số trẻ mắc phải các bệnh như viêm khoangmiệng, viêm da, viêm dây rốn cũng có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh viêm phổi.

Có thể nói, dấu hiệu nhận biết của trẻ em mắc bệnh viêm phổi rất mơ hồ và không giống trường hợp nào. Vì vậy, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức liên quan đến những dấu hiệu của bệnh viêm phổi và có biện pháp phản ứng kịp thời nếu nhận biết dấu hiệu của căn bệnh này ở con mình nhé.