Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ ngay lập tức

máy xông mũi họng

máy xông khí dung

máy xông mũi

máy khí dung

máy xông họng

Mỗi khi đi ngủ, bạn lại cảm thấy khó lòng yên giấc khi mũi bị nghẹt, dù rằng bạn không có dấu hiệu của bệnh hô hấp nào. Vậy nghẹt mũi khi ngủ do đâu và làm cách nào để điều trị dứt điểm tình trạng này?

nghẹt mũi về đêm

Vì đâu gây nên nghẹt mũi về đêm. (Ảnh: Internet)

Vì đâu bạn bị nghẹt mũi khi ngủ?

Có một điều thường thấy là nghẹt mũi càng nặng hơn về đêm, đôi khi vào ban ngày, bạn sẽ chẳng thể nhận thấy dấu hiệu của cảm cúm xuất hiện. Tuy nhiên, nghẹt mũi diễn ra về đêm cũng có nguyên do cả. Về đêm, lượng máu di chuyển lên đầu càng lớn, vì thế, lượng máu trong mũi cũng tăng theo. Để điều hòa, các mạch máu trong mũi sẽ giãn ra và tình trạng mũi bị đau xảy ra. Mặt khác, khi bạn nằm ngủ, các dịch mũi bị tắc nghẽn sẽ tích tụ lại ở khoang mũi, ngăn cản đường thở của bệnh nhân, gây nên tình trạng nghẹt thở.

Ngoài ra, một số bệnh nhân rơi vào tình trạng này cũng xuất phát từ nguyên nhân sau:

  • Cảm, sốt: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nghẹt mũi cho bạn. Hơn thế nữa, bạn có thể bắt gặp hiện tượng đi kèm khác như: sổ mũi, sốt, đau đầu, đau nhức mỏi cơ bắp…

  • Dị ứng: Một số bệnh nhân không may bị dị ứng với phấn hoa, mỹ phẩm, nước hoa, thức ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi… Nguy hiểm hơn, tình trạng bệnh càng kéo dài, lượng dịch nhầy càng nhiều, sẽ gây tắc nghẽn đường thở, làm một số bệnh nhân gặp khó khăn trong việc thở.

  • Viêm xoang: Nếu bạn mắc bệnh viêm xoang, các dịch nhầy bên trong các xoang mũi sẽ tích tụ, gây khó khăn cho việc lưu thông của đường thở, khiến một số bệnh nhân nghẹt mũi, khó thở về đêm. Kèm theo đó là tình trạng đau nhức đầu hay các vị trí bị xoang và cơ thể mệt mỏi.

  • Tác động của môi trường: Không khí ô nhiễm, thời tiết hanh khô, lạnh là nguyên nhân khiến dịch nhầy bên trong mũi càng tăng cao, làm tắc nghẽn đường thở và gây nghẹt mũi về đêm.

  • Phụ nữ mang thai: Trong những tháng đầu, phụ nữ mang thai thường có dấu hiệu thay đổi về hormone, cụ thể là sự tăng lên của estrogen và progesteron. Đây là lý do khiến các tế bào mao mạch máu ở mũi bị sưng, gây nghẹt mũi.

Cách ứng phó khi bị nghẹt mũi về đêm?

Mũi gặp vấn đề, các cơ quan khác cũng không thể hoạt động tốt. Đặc biệt, bạn không thể yên tâm mà đi vào giấc ngủ. Vì thế, chỉ còn cách là khắc phục tình trạng nghẹt mũi này bằng những phương pháp khác nhau.

ngủ gối cao

Kê gối cao hơn khi ngủ ngừa nghẹt mũi. (Ảnh: Internet).

Có thể kể ra những phương pháp như:

  • Kê đầu gối cao hơn một chút khi ngủ. Bạn có thường ngủ gối cao quá thấp hay không? Nếu bạn ngủ ghế quá thấp, hãy thay thế bằng một cái gối khác cao hơn một chút. Tuy nhiên, đừng quá cao sẽ khiến bạn mỏi cổ đấy.

  • Uống đủ nước trong một ngày. Đây là một trong những cách giảm thiểu dịch nhầy bên trong mũi. Ngoài ra, hãy thử uống một số loại thức uống có tác dụng ngăn ngừa nghẹt mũi, chẳng hạn như trà thảo dược, nước ép trái cây, canh…)

  • Đối với những bệnh nhân dễ dị ứng, hãy tránh xa những mùi hương có thể gây nên cơn dị ứng của bạn nhé.

  • Đặc biệt, hãy ăn tối những thực phẩm ấm nóng để giảm thiểu cơn nghẹt mũi của bạn nhé.

  • Ngoài ra, đừng quên vệ sinh giường, chiếu, chăn, gối thật sạch sẽ để loại bỏ những vi khuẩn gây nên tình trạng nghẹt mũi cho bạn nhé.

Hầu như tình trạng nghẹt mũi diễn ra ở cả trẻ em lẫn người già và có thể giải quyết dứt điểm bằng một số mẹo như bài viết đã chia sẻ. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích liên quan, giúp bạn có một giấc ngủ ngon mà không lo nghẹt mũi nữa.