Hiện tượng khó thở ở mẹ bầu và các giải pháp

máy xông mũi họng

máy xông khí dung

máy xông mũi

máy khí dung

máy xông họng

Thông tin bà bầu khó thở về đêm là hiện tượng như thế nào và giải pháp chữa trị ra sao ? ăn gì để tốt, topic xin được chia sẻ.

 

bà bầu bị khó thở khi ngủ về đêm

 

Bà bầu khó thở về đêm do nguyên nhân gì

Có thêm một thiên nhân nhỏ trong bụng, ngoài niềm hạnh phúc, người mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thậm chí là việc thở cũng thấy mệt.

Tình trạng khó thở khi mang thai, nhất là về đêm không chỉ xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ mà có thể xuất hiện từ những ngày đầu mang thai.

Đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường, gần như ai cũng sẽ gặp phải và kéo dài đến khi sinh. Hiện tượng này tuy không nguy hiểm đến mẹ và bé nhưng gây ra nhất nhiều khó chịu, làm bà bầu mệt mỏi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra khó thở ở bà bầu. Thường gặp nhất đó là sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai. Ở giai đoạn đầu, hormone estrogen tăng mạnh gây ra tình trạng mất cân bằng hormone. Sự thay đổi này làm cơ thể bà bầu rất dễ mệt mỏi, thường xuyên khó thở, đặc biệt là về đêm khiến bà bầu mất giấc, phải cố gắng hít thở sâu mới thoải mái được.

 

thiếu máu gây khó thở khi ngủ

 

Theo thời gian, thai nhi ngày càng lớn khiến tử cung phải giãn nở theo, sức nặng khi mang vác đứa trẻ gây áp lực phía dưới cơ hoành. Trong khi đó, cơ hoành phải kết hợp với phổi để đưa không khí vào trong. Khi bị đè ép, cơ hoành bị hạn chế khiến bà bầu khó hít thở.

Một nguyên nhân nữa thường gây ra tình trạng khó thở đó là thiếu máu. Các bà bầu rất dễ gặp tình trạng thiếu máu khi mang thai. Tuy nhiên, nếu thiếu máu trở nên nghiêm trọng có thể gây ra tức ngực, khó thở.

Bà bầu khó thở thì làm sao

Để khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai, bà bầu có thể áp dụng một số cách sau.

Sử dụng đai hỗ trợ bụng bầu: Đai đỡ bụng bầu là sản phẩm giúp bà bầu nâng đỡ bụng, bảo vệ thai nhi, tránh đau lưng và giúp bà bầu thoải mái khi thai bắt đầu lớn. Đai đỡ bụng bầu ngày nay rất đa dạng, các mẹ có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích và nhu cầu.

Mặc quần áo thoải mái: Những bộ quần áo cũ không còn phù hợp khi thai bắt đầu lớn. Do đó, các bà bầu hãy chọn những bộ trang phục có chất liệu thoải mái, rộng rãi dễ hô hấp hơn.

 

bầu nên mặc đồ thoải mái

 

Kê đệm sau lưng: Khi ngồi hoặc nằm, bạn hãn đệm thêm một chiếc chăn hoặc gối sau lưng. Khi ngồi, nên cố gắng ngồi thẳng, đẩy vai về sau để giúp không khi đi vào phổi nhiều hơn và giảm áp lực cơ hoành. Khi nghỉ ngơi, bạn nên mở cửa để thoáng khí, giảm bớt bí bách, làm bà bầu thoải mái và dễ ngủ hơn.

Khó thở khi mang bầu tuy là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng của một số căn bệnh. Nếu gặp những biểu hiện lạ, nguy hại đến sức khỏe, các mẹ phải ngay lập tức đi khám để đảm bảo an toàn.

Mẹ bầu khó thở khi nằm

Khi nằm, cảm giác khó thở càng trở nên trầm trọng do lúc này, áp lực của tử cung lớn hơn khi ngồi hoặc đứng. Hầu hết các mẹ bầu đều rất khó chịu khi nằm, nhất là nằm ngửa.

Khi đó, toàn bộ sức nặng của tử cung sẽ dồn lên cột sống và toàn bộ mạch máu dẫn về đường ruột. Chính áp lực này là nguyên nhân làm mẹ bầu khó thở, ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ bị trĩ.

Khó thở khi nằm không hề nguy hiểm đến mẹ hoặc bé. Tuy nhiên, nó khiến mẹ bầu vốn đã mệt mỏi vì mang nặng, giờ đây lại thêm mất ngủ, khó thở, mệt mỏi triền miên, … Tình trạng này nếu kéo dài lâu sẽ thực sự ảnh hưởng đến mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp sau để làm giảm cảm giác khó chịu.

 

 

Khi nằm ngủ, mẹ nên nghiêng sang một bên, kê thêm một chiếc gối hoặc chăn mềm phía sau lưng để làm giảm áp lực lên phổi và có thể hít thở dễ dàng.

Nếu tư thế hiện tại vẫn khó thở, mẹ hãy thay đổi cho đến khi tìm được tư thế dễ chịu nhất. Bên cạnh đó, mẹ nên tập luyện thể dục hoặc tham gia lớp yoga cho bà bầu để học các điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe của mình.

Ăn gì tốt cho bà bầu khó thở

Nguyên nhân gây ra khó thở có thể do thiếu máu hoặc rối loạn nội tiết tố nữ. Do đó, bà bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để mẹ khỏe con xinh.

Thực phẩm giàu sắt: Khi mang thai, các bà bầu thường bị thiếu máu. Do đó, các bà mẹ cần bổ sung những thực phẩm giàu sắt như: thịt, đậu, gan, trứng, mộc nhĩ, lạc, vừng, … Sắt còn là chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển thai nhi. Nếu thiếu sắt, não bộ của bé sẽ chậm phát triển.

Thực phẩm giàu Acid folic: Acid folic hay vitamin B9 là vi chất cực kỳ quan trọng với trẻ. Trong 3 tháng đầu, mẹ phải tăng cường bổ sung acid folic từ các thực phẩm: rau, rau bina, súp lơ, … để hỗ trợ quá trình hình thành và tổng hợp tế bào thần kinh ở trẻ. Thiếu acid folic, trẻ sẽ có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao.

Thực phẩm giàu Protein: Cơ thể không thể khỏe mạnh nếu thiếu protein. Các thực phẩm bổ sung protein nhiều nhất bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, cá, … Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều protein có thể làm tăng Cholesterol trong máu. Do đó, mẹ bầu cần có kế hoạch ăn khoa học, không ăn quá nhu cầu.

 

 

Thực phẩm giàu Omega 3: Các loại cá nói chung là nguồn thực phẩm rất giàu Omega 3. Chế độ dinh dưỡng bổ sung Omega 3 giúp cơ thể bổ sung DHA/EPA giúp mẹ bầu hạn chế một số căn bệnh như tiểu đường, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh. Ngoài cá, có thể sử dụng các loại hạt như: hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt dẻ hoặc các loại dầu thực vật: dầu oliu, dầu dừa, dầu hạt lanh, …