Điểm mặt các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa

Điểm mặt các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa

Điểm mặt các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa

Điểm mặt các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa

máy khí dung

máy xông họng

Khi thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, do đó đây là thời điểm bùng phát rất nhiều bệnh đường hô hấp, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Giao mùa - Thời điểm “vàng” cho các bệnh về hô hấp

Khí hậu vào thời điểm giao mùa thay đổi khiến nhiệt độ dao động thất thường trong ngày. Tình trạng này khiến hệ miễn dịch dễ dàng bị suy yếu. Bên cạnh đó, virus gây bệnh phát triển mạnh mẽ và lây lan nhanh hơn trong điều kiện khí hậu giao mùa. Và đường hô hấp chính là “cửa ngõ” dễ xâm nhập nhất. Mặt khác, phần lớn kiến trúc nhà ở hiện tù túng, kém lưu thông không khí. Người dân hạn chế ra đường khi thời tiết giao mùa, thường xuyên ở nhà đóng cửa để tránh khói bụi. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp các tác nhân vi sinh tồn tại trong không khí phát triển nhiều hơn.

Vệ sinh mũi họng bằng cách xông khí dung là phương pháp hiệu quả ngăn chặn các bệnh hô hấp trong thời điểm giao mùa. (Ảnh: Internet)

Điểm mặt một số bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa

Nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng hô hấp là nhiễm trùng xảy ra ở phổi, ngực, xoang, mũi và cổ họng. Nhiễm trùng mãn tính là những bệnh xảy ra lặp đi lặp lại theo thời gian, đặc biệt khi chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông, thời điểm mọi người ở nhà nhiều hơn. Khi số lượng vi trùng, virus gia tăng, nhiều người tiếp xúc gần với nhau sẽ gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Hiện nay, nhiều loại vi trùng, virus gây nhiễm trùng hô hấp có hình thức lây nhiễm qua các giọt nước li ti trong không khí, phát ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Các giọt mang tác nhân gây bệnh này dễ dàng tiếp xúc với hệ hô hấp của người khác hoặc bám trên bề mặt, từ đó lây lan qua tiếp xúc vật lý.

Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh nhưng virus thì không thể điều trị bằng kháng sinh, mặc dù thuốc kháng virus có thể được sử dụng trong một số trường hợp. Đối với người bệnh mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mãn tính thì bác sĩ dựa trên các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải để chẩn đoán và điều trị.

Các bệnh điển hình trong nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: cảm lạnh thông thường, viêm phổi, viêm xoang mãn tính, viêm phế quản mãn tính, viêm mũi, viêm họng liên cầu khuẩn và cúm.

Bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn thường bùng phát vào cuối tháng 8 và tháng 9 hàng năm vì hai nguyên nhân chính: virus gây bệnh tồn tại rất nhiều trong không khí (đặc biệt trong vào mùa thu và mùa đông); trẻ em trở lại trường học và dễ bị lây nhiễm chéo từ cộng đồng. Trong suốt quá trình giao mùa, trẻ hen suyễn có thể bị các dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào thụ phấn và nở hoa của các loại hoa và cỏ khác nhau. Phản ứng dị ứng hoặc kết hợp với các yếu tố môi trường khác như virus, ô nhiễm trong nhà và ngoài trời… đều có thể khởi phát cơn hen suyễn.

Cách phòng tránh bệnh hô hấp khi giao mùa

Tuy tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp khi giao mùa khá cao, chúng ta vẫn có những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Hãy thực hiện ngay các cách sau khi thời tiết giao mùa:

- Đeo khẩu trang thường xuyên khi tham gia giao thông hoặc tại nơi công cộng.

- Giữ ấm cơ thể với trang phục chuyên dụng, đặc biệt đối với vùng ngực, cổ và cánh tay.

- Vệ sinh răng miệng, mũi, tai thường xuyên và đúng cách.

- Hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc, ăn uống vỉa hè, uống nước đá lạnh…

- Chủ động tiêm ngừa vắc-xin các loại bệnh hô hấp thông thường, đồng thời thường xuyên theo dõi để tái tiêm chủng khi đã quá hạn.

Thói quen dùng thức uống lạnh (hoặc dùng nước đá) chính là nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. (Ảnh: Internet)

Hiện nay, nhiều người dân vẫn có thói quen tự ý mua thuốc trong đó có cả thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh đường hô hấp. Nguy hại hơn, nhiều người còn sử dụng đơn thuốc cũ dù không có chỉ định của bác sĩ để uống, điều này hết sức nguy hiểm. Điều này dẫn đến làm tăng khả năng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh trong cộng đồng, khiến những người không may mắc bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà phải đi khám bệnh và được bác sĩ kê đơn thuốc. Việc làm này vừa tránh cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng, lại vừa tránh lây bệnh của mình sang những người xung quanh.

Chủ động tiêm ngừa các loại bệnh hô hấp thông thường. (Ảnh: Internet)

Nhìn chung, thời điểm giao mùa làm tăng gấp đôi nguy cơ lây nhiễm các bệnh về hô hấp. Mỗi người chúng ta cần nâng cao ý thức, thay đổi thói quen để có thể hạn chế nhiễm bệnh, bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân.