Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết cho người lớn trẻ em

máy xông mũi họng

máy xông khí dung

máy xông mũi

máy khí dung

máy xông họng

Khí hậu thay đổi cộng với môi trường khói bụi dẫn đến viêm mũi dị ứng, nắm bắt các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng thời tiết cho người lớn và trẻ em nên Thiết bị y khoa Mayxongmuihong xin phép được chia sẻ qua topic sau.

Viêm mũi dị ứng thời tiết

Là một loại viêm trong mũi xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng trong không khí. Đối với 1 số cá nhân có sức đề kháng kém, thông thường khi thời tiết biến chuyển thất thường, lúc ấy họ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp hay viêm mũi dị ứng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi , đỏ, ngứa và chảy nước mắt, sưng quanh mắt. Chất lỏng từ mũi thường trong.  
Triệu chứng khởi phát thường trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với thời tiết và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng làm việc, khả năng tập trung.  Nhiều người bị viêm mũi dị ứng cũng bị hen suyễn , viêm kết mạc dị ứng hoặc viêm da dị ứng . 
•    Hắt hơi liên tục: Cơn hắt hơi có thể diễn ra đột ngột, liên tục kéo dài nhiều phút rất khó kiểm soát, và thường tái phát trong đợt dị ứng.
•    Ngứa mũi: Ngứa mũi là triệu chứng xuất hiện sớm khi tiếp xúc tác nhân dị ứng. Ngoài ra, người bệnh còn bị ngứa mắt, ngứa sưng hoặc ngứa ngoài da vùng cổ...
•    Chảy nước mũi: Nước mũi trong suốt, không có mùi, bệnh nhân có thể bị chảy nước mũi cả hai bên… thường đi kèm với các đợt hắt hơi hoặc sau khi hắt hơi. Nếu bị nhiễm trùng, dịch nhầy có màu vàng.
•    Tắc nghẹt mũi: Do nước mũi chảy quá nhiều và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi (có thể một hoặc cả hai bên mũi), khiến bệnh nhân phải thở bằng miệng. Ngoài ra còn làm giảm hoặc mất cảm giác nếm và ngửi.
•    
•    Đau mũi: Do sự ứ dịch nhầy ở mũi cùng với khó thở khiến người bệnh có cảm giác nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, cảm giác đau ở vùng mũi hay vùng xoang…
•    Các triệu chứng khác: đau đầu, mệt mỏi, mất cảm giác về mùi và vị, hôi miệng hoặc có vị nhạt trong miệng, đau họng và ho.
Ngoài ra, nếu tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài, người bệnh sẽ bị ho, họng nhiều đờm, giọng nói không rõ, chảy nhiều nước mắt, ngứa mắt đi kèm với ngứa mũi và hắt hơi.

 

 

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng không chỉ xảy ra ở người lớn mà nó còn xuất hiện ở trẻ em, những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ở trẻ là do khói bụi, thời tiết thay đổi đột ngột, khói thuốc lá, ….
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ:
•    Ngứa mũi: là tình trạng thường thấy ở trẻ kèm theo đó là hắt xì.
•    Ngạt mũi và chảy nước mũi: khi có dấu hiệu bị dị ứng về mũi, bé sẽ có các dấu hiệu khó thở khi thở bằng mũi, đồng thời dịch mũi trong suốt chảy ra khoang mũi liên tục.
•    Các triệu chứng khác: nóng, sốt, ho, viêm họng, …..đều là triệu chứng có liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ.

 

 

Bệnh viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không

Viêm mũi dị ứng kéo dài, không điều trị kịp thời hoặc dứt điểm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
•    Hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hoạt động sống của người bệnh như ăn không ngon, ngủ không yên, không tập trung vào công việc,...
•    Gây viêm xoang, hen suyễn... tác chữa trị trở nên khó khăn và kéo dài
•    Quá trình điều trị kéo dài, tốn kém chi phí, đôi khi bệnh trở nên tồi tệ phải dùng đến các phương pháp phẫu thuật.
•    Khó khăn khi phải ở trong môi trường máy lạnh, khó có thể ngăn tình trạng hắt hơi, sổ mũi.

Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Tỏi là thực phẩm giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm các đường hô hấp mở. Bên cạnh đó những loại thực phẩm có tác dụng tuyệt vời không kém gì tỏi  đó là hành, củ cải ngựa,…

Có vô số công thức từ tỏi để điều trị chứng bệnh viêm mũi dị ứng, thế nhưng xin giới thiệu 1 cách dùng tỏi đơn giản tại nhà cho các bạn đọc được biết. Đó là:
 
Ăn tỏi sống chữa viêm mũi dị ứng
Đây là cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đơn giản nhất, ngay cả người bận rộn cũng có thể dùng mỗi ngày. Để quá trình điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng khỏi, người bệnh hằng ngày ăn 2 tép tỏi sống trong bữa ăn, làm giảm triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi.
Ngoài ra, người bệnh viêm mũi dị ứng có thể dùng tỏi chế biến các món ăn để cung cấp cho cơ thể. Ví dụ như tỏi xào lá hẹ, rau muống xào tỏi,…
Tuy nhiên, bệnh nhân viêm mũi dị ứng không nên ăn quá nhiều tỏi một ngày. Bởi ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày. Kéo theo là tình trạng loãng máu, cực kì không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Lời khuyên khi chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Cần phải áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi liên tục, đều đặn, không ngắt quãng; nếu không sẽ giảm hiệu quả.
Khi đang bị các bệnh liên quan đến máu thì không nên ăn hoặc uống quá nhiều rượu tỏi do có thể làm loãng máu.
Đối với bệnh nhân tiểu đường đang uống thuốc hạ đường huyết thì không nên sử dụng cách chữa viêm mũi dị ứng này.
Người bị bệnh tiêu hóa hay đang chuẩn bị phẫu thuật thì không sử dụng do có thể khiến thời gian đông máu lâu hơn.

 

 

Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng

Acrivastine là một loại thuốc chống dị ứng. Thuốc này ngăn chặn ảnh hưởng của histamin gây ra các triệu chứng như hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt và nước mũi. Acrivastine chứa chất kháng histamin không gây buồn ngủ (acrivastine) và chống sung huyết mũi (pseudoephedrine) được kê toa làm giảm viêm mũi dị ứng theo mùa tạm thời như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa, chảy nước mắt và nghẹt mũi. 
 
Beclomethasone là một steroid tổng hợp, được kê toa điều trị các cơn hen suyễn. Beclomethasone ngăn chặn việc phóng thích các chất gây viêm.
Beclomethasone dipropionate là một corticosteroid, thuộc loại thuốc chống viêm. Thuốc này được sử dụng để điều trị một số tình trạng viêm. Thuốc được hít để phòng ngừa hen phế quản, xịt mũi trị viêm mũi và phòng ngừa tái phát polyp mũi sau phẫu thuật cắt bỏ. 
Carbinoxamine là một thuốc kháng histamin, được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi, ngứa và chảy nước mắt, phát ban hoặc nổi mề đay.
Cetirizine là một thuốc kháng histamin, được sử dụng để cắt các cơn phản ứng dị ứng.
Clorpheniramin và hydrocodone là một chất giảm ho gây nghiện và là thuốc kháng histamin. Thuốc được sử dụng điều trị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi và ho do cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối

Nước muối nồng độ 0,9% bằng với nồng độ thẩm thấu tế bào ở cơ thể con người, vì thế dùng nước muối này chữa viêm mũi là hoàn hảo nhất, đem lại hiệu quả cao.
Các thành phần trong nước muối có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ngăn ngừa sự hình thành và làm loãng dịch nhầy trong mũi, giảm triệu chứng nghẹt mũi, khó thở do bệnh gây ra.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối có ưu điểm nổi trội là cách thực hiện đơn giản, an toàn nên có thể chữa được cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.
Chuẩn bị:
Trước khi tiến hành dùng nước muối chữa viêm mũi dị ứng thì người bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ tay, xi lanh (đã bỏ kim) đựng nước muối.
Có thể pha nước muối theo tỷ lệ 9g muối với 100ml nước hoặc mua nước muối sinh lý ở các hiệu thuốc.
Thực hiện:
Bước 1: Đưa người về phía trước, nghiêng đầu qua bên phải một góc 45 độ nếu thực hiện thao tác xịt mũi bên trái trước, nếu xịt nước muối mũi bên phải trước thì nghiêng đầu qua trái.
Bước 2: Cho vòi xịt xi lanh vào lỗ mũi, rồi xịt nhẹ nhàng để nước vào mũi không quá nhiều và chảy qua lỗ mũi còn lại. Khi thực hiện, người bệnh cần phải há to miệng để nước muối không chảy xuống tai.
Bước 3: Thực hiện lặp lại thêm 1 lần nữa tại mũi này, sau đó chuyển sang mũi bên kia.
Bước 4: Thực hiện xong bước 3 thì phải hỷ nhẹ mũi để dịch nhầy trong mũi ra hết. Không được hỷ mạnh nếu không dịch nhầy có thể tràn sang các khoang khác gây viêm nhiễm xoang đó.