Cách điều trị chảy nước mũi hiệu quả ngay tại nhà

Cách điều trị chảy nước mũi hiệu quả ngay tại nhà

Cách điều trị chảy nước mũi hiệu quả ngay tại nhà

Cách điều trị chảy nước mũi hiệu quả ngay tại nhà

máy khí dung

máy xông họng

Chảy nước mũi, đặc biệt là khi chảy nước mũi kéo dài là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị viêm mũi. Vậy làm thế nào để chấm dứt được tình trạng khó chịu ấy? Hãy cùng tìm hiểu cách điều trị chảy nước mũi hiệu quả tại nhà ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân gây chảy nước mũi

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai ai cũng đã từng trải qua những lần bị chảy nước mũi. Chúng khiến ta khó thở, ngứa mũi, thậm chí gây mệt mỏi, ngại giao tiếp. Quả là một triệu chứng khó chịu phải không?

Cấu tạo hốc mũi: Được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt được bao phủ thảm nhầy chức năng bảo vệ nhờ có tác dụng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng.

Một khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, viêm nhiễm, khối u, dị vật… làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất, dịch tiết nhiều hơn bình thường gây hiện tượng chảy nước mũi.

Cách điều trị chảy nước mũi

Chạy nước mũi có thể xảy đến ở mọi lứa tuổi. (Ảnh: Internet)

Cách trị chảy nước mũi hiệu quả

Áp dụng theo những lời khuyên dưới đây, chắc chắn tình trạng chảy nước mũi của bạn sẽ được cải thiện đáng kể đấy. Nếu bạn đang gặp rắc rối với nước mũi và nghẹt mũi, rất có thể là do các vi khuẩn đã phát triển và làm tắc xoang mũi, dẫn đến viêm xoang.

Dấu hiệu của viêm xoang bao gồm xoang áp, nghẹt mũi, đau hoặc đau đầu kéo dài quá 7 ngày. Nếu bị sốt, bạn có thể đã bị viêm xoang.

Rửa mũi thường xuyên

Bình rửa mũi là dụng cụ có hình dáng giống như một ấm trà nhỏ. Nếu sử dụng đúng cách, bình rửa mũi có thể giúp đẩy nước mũi và các chất gây kích ứng ra khỏi mũi và bổ sung độ ẩm cho xoang mũi. Bình rửa mũi sẽ phát huy tác dụng khi bạn để nước trong bình (nước muối hoặc nước cất) chảy vào một bên mũi và chảy ra ở mũi bên kia, giúp loại bỏ các chất gây kích ứng và vi trùng.

Bình rửa mũi cũng có tác dụng tăng độ ẩm và khiến xoang mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể mua bình tại các hiệu thuốc với chi phí thấp mà không cần đơn của bác sĩ. Hãy nhớ rửa sạch bình sau mỗi lần sử dụng.

Nếu bạn muốn tự làm dung dịch rửa mũi, hãy dùng nước cất hoặc nước tiệt trùng. Bạn cũng có thể dùng nước đun sôi để nguội nhưng tuyệt đối không dùng nước lấy trực tiếp từ vòi vì nước này có thể chứa chất bẩn và chất kích ứng.

Cách điều trị chảy nước mũi

Rửa mũi với nước muối pha loãng giúp điều trị chảy nước mũi hiệu quả ngay tại nhà. (Ảnh: Internet)

Chườm nóng cho vùng mặt

Chườm nóng có thể giúp giảm đau do xoang áp gây ra, làm loãng nước mũi và giúp nước mũi chảy ra khỏi xoang mũi dễ dàng hơn. Bạn hãy làm ướt một chiếc khăn nhỏ hoặc một miếng vải bằng nước nóng, sau đó đặt khăn lên mặt ở chỗ bạn cảm thấy nhiều áp lực nhất. Nhìn chung, bạn có thể đặt khăn lên vùng mắt, lông mày, mũi và gò má (nửa trên của khuôn mặt). Sau mỗi vài phút, làm nóng lại khăn và tiếp tục đắp lên mặt để giảm đau và áp lực.

Cách điều trị chảy nước mũi

Chườm nóng cho vùng mặt giúp giảm chảy nước mũi hiệu quả. (Ảnh: Internet)

Tăng độ ẩm trong phòng của bạn

Không khí khô có thể là một chất kích ứng, gây ra nhiều vấn đề cho xoang mũi như chảy nước mũi và nghẹt mũi. Máy tạo độ ẩm có 2 loại chính: tạo sương lạnh và tạo hơi ấm, mỗi loại lại có nhiều biến thể khác nhau. Nếu bạn bị khô mũi, dẫn đến khó chịu, kích ứng và chảy nước mũi, hãy xem xét sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.

Các loại cây trồng trong nhà cũng có tác dụng tăng độ ẩm trong không khí. Bạn có thể sử dụng cây trồng trong nhà như một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho máy tạo ẩm. Cách đơn giản khác để tăng độ ẩm tạm thời bao gồm hơi nước bốc lên từ nước đun sôi trên bếp, mở cửa phòng tắm, xả nước nóng hoặc phơi quần áo trong nhà.

Xông hơi mặt

Hơi nước làm loãng dịch nhầy ở ngực, mũi và họng, giúp bạn đẩy dịch nhầy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Bạn hãy đun sôi một ấm nước sau đó đưa mặt vào gần miệng ấm và hít thở với hơi nước bốc lên trong vài phút. Sau đó, bạn dùng một chiếc khăn đủ lớn để trùm lên đầu, giúp hơi nước tập trung lại để bạn hít thở được nhiều hơn. Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng để làm loãng nước mũi.

Cách điều trị chảy nước mũi

Xông hơi mặt là một trong nhiều cách giúp giảm chảy nước mũi nhanh chóng, hiệu quả. (Ảnh: Internet)

Giữ nhà cửa, không gian sống sạch sẽ

Việc tiếp xúc với chất phơi nhiễm như khói, thay đổi nhiệt độ đột ngột, mùi hóa chất mạnh, có thể khiến xoang mũi tiết nhiều nước mũi hơn. Đôi khi, nước mũi sẽ chảy ngược vào họng (được biết đến là hội chứng chảy dịch mũi sau), các chất gây kích ứng còn có thể khiến phổi tiết ra dịch nhầy gọi là đờm. Bạn có thể sẽ muốn ho để tống đờm ra khỏi cơ thể.

Các chất gây ô nhiễm khác mà chúng ta hít phải cũng có thể gây ra rắc rối cho xoang mũi. Hãy cẩn thận với bụi, lông của vật nuôi, các loại men và nấm mốc tại nhà và nơi làm việc. Bạn cũng nên thay các loại lưới lọc không khí (trong điều hòa chẳng hạn) thường xuyên để giảm thiểu các chất gây kích ứng trong nhà. Khí thải, hóa chất sử dụng trong công việc và ngay cả sương khói cũng có thể kích thích quá trình tiết dịch mũi giống như chất gây dị ứng. Hiện tượng này được gọi là viêm mũi không do dị ứng.

Đeo khẩu trang khi ra đường

Nếu công việc đòi hỏi bạn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ lạnh, dịch mũi sẽ được tích tụ nhiều hơn trong xoang mũi và chảy ra ngoài khi bạn đến một môi trường ấm hơn. Đội mũ ôm đầu để giữ ấm cho phần đầu và xem xét sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ (loại trùm đầu giống như mặt nạ trượt tuyết) để giữ ấm cho phần mặt.

Cách điều trị chảy nước mũi

Hãy đeo khẩu trang mỗi khi đi ra đường. (Ảnh: Internet)

Xì mũi thật nhẹ

Xì mũi quá mạnh có thể tạo thành những lỗ nhỏ ở xoang mũi. Nếu trong mũi đã có sẵn vi khuẩn hoặc chất kích ứng không mong muốn, việc hỉ mũi sẽ khiến cho vi khuẩn hoặc các chất này càng đi sâu hơn vào trong xoang mũi. Luôn dùng dụng cụ sạch (khăn hoặc khăn giấy) để xì mũi và phải rửa tay thật sạch sau đó để tránh phát tán vi khuẩn hoặc vi trùng gây bệnh.

Cách điều trị chảy nước mũi

Xì mũi nhẹ nhàng vừa giúp loại bỏ nước mũi, vừa giúp tránh tổn thương niêm mạc bên trong. (Ảnh: Internet)

Đọc thêm Giải pháp hỗ trợ điều trị trẻ viêm đường hô hấp khi thời tiết thay đổi