Bạn có biết có những loại nguyên liệu ở bếp hầu như thấy hằng ngày lại có công dụng làm thuyên giảm và hết chứng viêm mũi dị ứng, sau đây cổng thông tin mayxongmuihong chia sẻ các cách chữa trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi hay củ dền hoặc gừng hiệu quả đơn giản không kém.
Căn bệnh viêm mũi dị ứng được biết nó không nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra cảm giác phiền hà khó chịu trong giao tiếp học tập hay làm việc, làm giảm chất lượng cuộc sống. Sau đây là 3 loại thực phẩm chữa viêm mũi dị ứng đơn giản dễ tìm kiếm trong gian bếp nhà bạn.
Tỏi chứa chất kháng sinh allicin, diệt trừ các vi-rut gây bệnh, glucogen, aliin, fitonxit giúp sát trùng, chống viêm nhiễm, các bệnh hô hấp đem lại hiệu quả bất ngờ đặc biệt là viêm mũi dị ứng sẽ giảm dần các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, hắt hơi, ...
Dùng rượu tỏi: bỏ vỏ làm sạch tỏi, thái lát, sau đó cho vào chai ngâm với khoảng 1 lít rượu trắng khoảng nửa tháng. Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng lắc chai rươu dể rượu ngấm đều, theo dõi màu của rượu tỏi, khi rượu tỏi chuyển sang màu vàng nghệ là có thể dùng rồi.
Nước ép tỏi kết hợp mật ong: Ép tỏi lấy dịch, 1 chút mật ong , pha theo tỷ lệ 1 phần dịch tỏi, 2 phần mật ong. Hòa đều vào nhau rồi thấm vào bông gòn (đừng nên thấm quá ướt) và nhét vào mũi mỗi ngày 3 lần.
Ăn nhiều tỏi mỗi bữa: Có thể ăn tỏi tươi để chữa viêm mũi dị ứng. Nên dùng khoảng 2 tép tỏi trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi và hắt hơi được cải thiện đáng kể.
Chuẩn bị 20g củ dền đỏ; 200ml nước; 1 chiếc cốc có nắp
Tiến hành làm củ rửa sạch, gọt và sắt nhỏ cho vào cốc, đun nước sôi rồi đổ và cốc củ dền đậy nắp lại, ngâm trong nước sôi khoảng nửa tiếng, lấy nước củ dền để rửa mũi.
Thường xuyên thực hiện hai ngày mỗi lần rửa mũi với củ dền sau vài tuần bạn sẽ thấy hiệu quả. Bên cạnh sử dụng củ dền bạn phải lưu ý vệ sinh môi trường sống, tránh xa những tác nhân gây bệnh và để có hiệu quả nhanh chóng hơn.
Gừng là vị thuốc có tác dụng chữa rất nhiều loại bệnh, trong đó có viêm mũi dị ứng, gừng khô có tình ấm được dùng làm ấm tì vị. Khi đốt cháy gừng khô có vị đắng giúp làm giáng hư hỏa và ấm can thận.
Rửa sạch gừng dính đất, thái lát mỏng hoặc thái chỉ cho vào ấm đun sôi với nước trong khoảng 15 phút là được, Dùng nước này xông mũi, hoặc để nước gừng nguội bớt, lấy khăn sạch thấm đều nước, đắp nhẹ lên mặt, hít hơi nóng bốc ra từ khăn. Mỗi ngày người bệnh áp dụng cách chữa viêm mũi bằng gừng này từ 3 lần đến 5 lần, mỗi lần trong khoảng 1 phút. Mục đích của cách dùng nước gừng đó là giúp bệnh nhân giảm sưng, loãng dịch nhầy rồi hỉ ra ngoài dễ hơn.
Rửa sạch gừng và ngó sen đem giã nát, rồi đắp hỗn hợp từ chân mày lên đến trán. Thời gian đắp đắp khoảng 20 phút. Dấu hiệu viêm mũi dị ứng như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi giảm dần, trán hết nóng.
Lưu ý cách này dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, cần phải giảm liều lượng về sau.
Gừng tươi rửa sạch đất cát, hành khô bóc sạch vỏ, giã nhuyễn hoặc xay nát gừng. Hành đã sơ chế, lọc lấy nước cốt rồi trộn hai nguyên liệu với nhau. Lấy nước cốt gừng, hành nhỏ mũi hằng ngày. Mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Dùng hỗn hợp này nhỏ mũi trong một vài tuần, bệnh viêm mũi dị ứng thuyên giảm dần và biến mất.
30g gừng tươi, 100g bèo cái tươi, rửa sạch 2 nguyên liệu này, rồi giã nát, lọc lấy nước cốt. Cho thêm 1 chút mật ong vào, khuấy đều sau đó đen đun sôi lên là có thể dùng được. Chia làm 3 lần dùng, pha với nước ấm uống khi đói.
Trên là những cách chữa viêm mũi dị ứng khá đơn giản bằng các thứ sẵn có tại gian bếp dễ tìm thấy, bệnh viêm mũi có thể dùng thiết bị y khoa máy xông mũi họng để hỗ trợ điều trị
Lick xem sản phẩm máy xông mũi họng hỗ trợ chữa viêm mũi dị ứng