Bỏ túi cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mẹo hay

máy xông mũi họng

máy xông khí dung

máy xông mũi

máy khí dung

máy xông họng

Đờm là những chất nhầy có nhiệm vụ ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp của bé. Khi việc sản sinh những chất nhầy này mất cân bằng, chất nhầy bị ứ đọng ở mũi, họng và được gọi là đờm. Do đó, 80% trường hợp trẻ từ 1 – 2 tháng bị đờm chưa chắc là do cảm lạnh hoặc cảm cúm. Chính vì vậy, để điều trị đờm bố mẹ cần vệ sinh mũi họng cho bé.

 

 

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Hút mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Việc hút mũi là một trong những cách trị đờm hiệu quả được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Khi hút mũi, bạn phải nâng đầu bé cao lên một chút để tránh bị sặc, cho dung dịch nước muối sinh lý vào trước, sau đó sử dụng máy hút mũi để loại bỏ toàn bộ dịch nhầy.  Khi chọn máy hút mũi, nên chọn những loại có đầu silicon mềm, an toàn cho trẻ sơ sinh. Mỗi ngày nên thực hiện từ 2 – 3 lần.

Nâng cao độ ẩm trong phòng

Độ ẩm của môi trường xung quanh là yếu tố quyết định độ đặc lỏng của đờm. Nếu giữ được độ ẩm cao, dịch sẽ loãng giúp dễ vệ sinh và bé dễ thở hơn. Để tạo độ ẩm, bố mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để một nồi nước sôi vào phòng tắm khi tắm cho bé. Nên lưu ý, không đóng cửa phòng kín vì sẽ làm bé thiếu oxy.

Sử dụng tinh dầu thơm

Tinh dầu, đặc biệt là tinh dầu tràm trà có công dụng trị đờm rất tốt vì tinh dầu tràm trà có khả năng làm tan đờm và diệt khuẩn khi đi vào đường hô hấp. Về cách sử dụng tinh dầu, bạn có thể cho một vài giọt vào máy xông tinh dầu, nhỏ tinh dầu vào nước hoặc nhỏ lên khăn xô của bé. Lưu ý không để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với bé, nhất là tinh dầu cô đặc.

 

 

Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh 

Đờm là một tình trạng khá phổ biến, tuy không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng đờm vướng trong mũi, cổ họng khiến trẻ khò khè khó thở, ngủ không ngon, gây ra quấy khóc khó chịu nhất là về đêm. Do đó, việc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh là vấn đề ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm.

Ngoài những cách hút mũi, nâng cao độ ẩm, sử dụng tinh dầu thơm đã viết ở trên, bố mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giúp bé tiêu đờm.

Tiêu đờm bằng cây hẹ

Hẹ là loại cây trị sổ mũi, đau họng, long đờm hữu hiệu hơn cả dùng thuốc. Trong Đông y, hẹ có thể được chế biến theo rất nhiều cách để làm ra thuốc trị đờm cho bé.

  • Hẹ chưng đường phèn: Chuẩn bị khoảng 5 đến 7 lá hẹ, rửa sạch, cuộn vào một bát sứ cùng vài viên đường phèn rồi hấp cách thủy. Cho bé uống nước hẹ chưng từ 3 – 5 lần, mỗi lần một muỗng nhỏ, khoảng 5ml.
  • Hẹ, hạt chanh, hoa đu đủ: Chọn một vài lá hẹ, 1 ít hạt chanh, hoa đu đủ rửa sạch giã nát. Trộn hỗn hợp chung với đường phèn và hấp cách thủy khoảng 30 phút. Đây là bài thuốc long đờm nổi tiếng, rất an toàn cho trẻ sơ sinh.

Cho bé bú nhiều hơn bình thường

Khi bé bị đờm, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn và chia thành nhiều cữ trong ngày. Sữa mẹ có chất kháng khuẩn và giúp làm tan dịch nhầy. Bú sữa khiến bé nuốt nhiều, giúp long đờm và bổ sung thêm chất dinh dưỡng.

Nâng cao gối khi ngủ

Hãy lót thêm một lớp đệm mỏng dưới gối để bé dễ thở và ngủ ngon. Việc nâng cao gối khi ngủ sẽ giúp đờm không bị trào ngược, khiến bé khó chịu thậm chí là sặc trong khi đang nằm.

Trẻ dưới tháng tuổi bị đờm trở nên nguy hiểm hơn nếu kèm theo những cơn ho dai dẳng, do đó bố mẹ cần trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để nhanh chóng loại bỏ đờm cho bé, làm bé dễ chịu hơn.

 

 

Trị đờm cho bé dưới 1 tuổi

Ngoài những cách trị đờm trên, nếu bé có thêm tình trạng ho có đờm, bố mẹ có thể cho bé uống một số bài thuốc dân gian sau thay vì dùng thuốc.

Tắc chưng đường phèn

Đây được coi là bài thuốc lâu đời và phổ biến nhất để trị ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi. Về cách chế biến, bạn chuẩn bị 2 – 3 trái tắc xanh, bỏ hạt, chưng cách thủy cùng đường phèn trong 20 phút rồi lấy ra cho bé uống. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 1 muỗng nhỏ.

Chanh đào

Sử dụng chanh đào là một cách trị ho long đờm mới được sử dụng rộng rãi gần đây. Các cách chế biến chanh đào rất đa dạng: chanh đào chưng đường phèn, chanh đào ngâm muối, chanh đào ngâm mật ong, … Về cách sử dụng chanh đào, bố mẹ cho bé uống 2 -3 lần, mỗi lần 5 ml.

Dùng củ nén

Củ nén hay còn gọi là hành tăm, đây là một loại thực vật cùng họ với củ hành. Theo các nghiên cứu, củ nén có khả năng sát khuẩn, có công dụng như một liều thuốc kháng sinh tự nhiên, có thể dùng để điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, cảm cúm, ho có đờm, đầy bụng … hiệu quả. Về cách sử dụng: chọn khoảng 10 củ nén, rửa sạch, giã nhuyễn, cho thêm một ít đường phèn, hấp cách thủy, lấy phần nước cô đặc và cho trẻ uống.