Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi ngay tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi ngay tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi ngay tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi ngay tại nhà

máy khí dung

máy xông họng

Viêm phổi là những căn bệnh phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên nếu không biết cách phát hiện, chăm sóc kịp thời, bạn sẽ dễ khiến bệnh tình của trẻ ngày càng viêm nặng hơn. Vì thế, bạn phải học cách chăm sóc cho bé bị viêm phổi sao cho vừa hiệu quả lại vừa giúp giảm thiểu rủi ro mà căn bệnh này gây ra.

Cách chăm sóc bé sơ sinh ngay tại nhà (Ảnh:Internet)

Cách chăm sóc bé viêm phổi ngay tại nhà (Ảnh:Internet)

Tùy vào tình trạng căn bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Hoặc là điều trị ngay tại nhà hoặc điều trị ở bệnh viên.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị ngay tại nhà, bạn không nên sử dụng thuốc kháng sinh một cách tùy tiện, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Một số nguyên tắc cha mẹ cần tuân thủ khi chăm sóc bé bị viêm phổi ngay tại nhà như sau:

Hạ sốt cho trẻ

Khi phát hiện trẻ nóng ran người, bạn cần lấy khăn chườm ấm cho trẻ. Nhiệt độ chườm bằng cách nhấn cùi chỏ của người lớn vào thau nước, thấy ấm là được.

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, bạn nên cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm (Ảnh:Internet)

Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm (Ảnh:Internet)

Vỗ lồng ngực và giúp trẻ bài tiết hiệu quả

Bạn nên thực hiện động tác vỗ lưng khi dạ dày rỗng, tốt nhất là trước khi ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau ăn để hạn chế tình trạng nôn. Cha mẹ có thể tiến hành vỗ ngực nhiều lần trong ngày. Bạn phải chú ý hút đờm dải khỏi mũi họng của trẻ trước và sau khi vỗ lồng ngực. Bạn tiếp tục cởi bỏ quần áo bó chẽn khỏi người trẻ rồi đặt trẻ ở tư thế thích hợp:

  • Cha mẹ cần tháo bỏ nhẫn, vòng đeo tay, đồng hồ trước khi bắt đầu thực hiện bài tập này.

  • Bạn phủ một tấm vải mỏng lên da, ( nếu trẻ cởi trần), nhằm hạn chế vỗ trực tiếp vào da, gây tổn thương các nội tạng bên trong.

  • Bạn gập bàn tay lại ở vị trí cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón tay cái ép ngón tay trỏ. Khi vỗ vào lồng ngực bé, bạn sẽ cảm thấy âm thanh rỗng bồng bột do khí kẹp giữa lòng bàn tay khum lại và lồng ngực gây ra. Nếu âm thanh phát ra bền bệt, giống như lúc vỗ tay, bạn cần phải kiểm tra lại bàn tay của bạn chưa đủ cong khi khum lại. Vỗ đúng cách không hề gây đau.

Vỗ lồng ngực giúp trẻ bài tiết hiệu quả (Ảnh:Internet)

Vỗ lồng ngực giúp trẻ bài tiết hiệu quả (Ảnh:Internet)

  • Khi vỗ lồng ngực, bạn chỉ cần di chuyển cổ tay chứ không di chuyển cánh tay và vai. Bạn tiến hành vỗ lần lượt bên phải rồi sang bên trái. Bạn cần chú ý không được vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống.

  • Tiếp tục vỗ dứt khoát và đều đặn, nhưng không được quá mạnh, khoảng 3-4 phút ở mỗi khu vực.

Vệ sinh khăn sạch sẽ

Bạn nên sử dụng khăn mềm để lau sạch nước mũi, nước dải trên miệng của trẻ ngay sau khi sử dụng. Nếu dùng khăn xô thì phải đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh của khăn. Việc sử dụng lại khăn xô đã qua sử dụng nhiều lần mà không được giặt sạch sẽ có thể tạo điều kiện cho virut, vi khuẩn bám trên răng quay trở lại cơ thể trẻ.

Vệ sinh khăn xô sạch sẽ (Ảnh: Internet)

Vệ sinh khăn xô sạch sẽ (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, bạn nên vệ sinh tất cả đồ chơi, đồ dùng của trẻ. Người chăm sóc trẻ cần phải rửa tay thật sạch sẽ khi chuẩn bị chăm sóc và chuẩn bị đồ cho trẻ. Đặc biệt, cho trẻ thức ăn giàu dinh dưỡng, lỏng mềm, dễ tiêu hóa. Cha mẹ có thể nấu thành các bữa ăn nhỏ trong ngày cho trẻ, tuy nhiên số lượng bữa phải ít hơn bình thường.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bài thuốc dân gian như lấy quất hấp với mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh để giảm ho cho trẻ.

Vệ sinh sạch sẽ phòng bệnh cho trẻ khỏi mầm bệnh

  • Vệ sinh sạch sẽ, tránh lây lan, không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh để tránh lây thành dịch.

  • Nơi ở nên đủ ánh sáng, thoáng mát.

  • Cha mẹ nên dẫn bé đi tiêm phòng đầy đủ các bệnh như: phế cầu, cúm, bạch cầu, ho gà, uốn ván…

  • Phát hiện sớm các biểu hiện của viêm phổi như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở và các rối loạn tiêu hóa khác như tiêu chảy, ăn kém, bỏ bú, chậm tăng cân… để chăm sóc và điều trị kịp thời.

  • Bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ cho đến khi 2 tuổi để trẻ có thể phát triển và sức đề kháng tốt.

Khi nào nên đưa trẻ đến phòng khám?

Nếu bạn bị phát hiện trẻ có những dấu hiệu này, bạn nên đưa trẻ đến khám bệnh:

  • Có lõm ngực.

  • Thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái.

  • Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên.

  • Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức.

Đưa trẻ đến phòng khám nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường. (Ảnh:Internet)

Đưa trẻ đến phòng khám nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường. (Ảnh:Internet)

Viêm phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì thế, nếu bạn thấy những dấu hiệu của bệnh viêm phổi ở trẻ, bạn phải đưa trẻ đến cơ sở khám bệnh ngay lập tức. Nếu bác sĩ chỉ định bạn điều trị ngay tại nhà, bạn có thể thực hiện biện pháp để chăm sóc sức khỏe cho trẻ ngay tại nhà.