7 việc nên làm để khởi động một ngày bận rộn

máy xông mũi họng

máy xông khí dung

máy xông mũi

máy khí dung

máy xông họng

Những việc làm sau đây sẽ giúp bạn chống lại nỗi sợ hãi ra khỏi giường khi bắt đầu ngày mới bận rộn, theo Huffpost.

Những việc làm khởi động ngày mới bận rộn. Ảnh: Pexels 

Làm việc với trạng thái “Hypnopompic”

Leah Larwood, nhà thôi miên lâm sàng giải thích: “Đây là trạng thái thôi miên tự nhiên bạn sẽ trải qua khi thức dậy hoàn toàn. Trong quá trình này, não của bạn sẽ tạo ra sóng Alpha, loại sóng hỗ trợ thư giãn tâm trí. Mỗi khi bạn thức giấc, hãy cố gắng kết nối giấc ngủ và sự tỉnh táo. Lúc này, hãy cố gắng quay trở lại trạng thái buồn ngủ một cách thoải mái và khám phá xem điều kỳ diệu xảy ra ngày hôm đó”.

Larwood cho rằng đây là một trạng thái rất tốt cho việc khám phá học hỏi, phát hiện các kiến thức mới và tạo ra cảm hứng sáng tạo mới cho các dự án, theo Huffpost. 

Mở rèm cửa ngay lập tức

Lindsay Browning, nhà tâm lý học, nhà thần kinh học và đại sứ giấc ngủ cho And So To Bed cho biết, ngay khi thức dậy, hãy kéo rèm để ánh sáng vào phòng ngủ. Ánh sáng mặt trời sẽ giúp cơ thể nhận biết nhịp sinh học rằng trời đã sáng và buộc bạn phải tỉnh táo để khởi động ngày mới. 

Viết ra những gì khiến bạn lo lắng

Viết ra những điều bạn lo lắng. (Ảnh: Pexels)

Bạn đang sợ hãi những cuộc họp lớn, nhiệm vụ khó khăn hay các cuộc trò chuyện khó khăn? Larwood cho rằng 20 phút đầu tiên khi bạn thức giấc là cơ hội của bạn. Hãy trải nghiệm thư giãn với sóng Alpha và mối liên hệ chặt chẽ với tiềm thức. Hãy viết những nỗi sợ này ra giấy. Bắt đầu với những điều cụ thể. Hãy viết câu hỏi hoặc lời tuyên bố ở đầu trang và sử dụng điều đó làm bàn đạp để khám phá suy nghĩ của bạn. 

Cuối cùng, hãy ghi chú lại bất kỳ một phát hiện hoặc thông tin chi tiết nào. Hãy thử viết một số bài viết tự do về những cảm giác bạn đang trải qua. Hãy viết trong 15 phút và không cần phải chỉnh sửa lại, theo Huffpost. 

Lập danh sách những việc cần làm

Browning nói: “Hãy sắp xếp các thứ tự ưu tiên cho việc quan trọng, ít quan trọng và cấp bách để thực hiện. Hãy bắt đầu với những việc quan trọng và ưu tiên, sau đó chuyển sang các việc còn lại. Hoặc bạn có thể thực hiện phương pháp “Đưa ra quyết định 4D” của Alkta Patel, Bác sĩ lối sống và đa khoa. Phương pháp này chuyển hóa các công việc phải làm thành ma trận 4 góc phần tư: Thực hiện - Trì hoãn - Ủy quyền – Xóa, theo Huffpost. 

Sắp xếp công việc tùy thuộc vào thói quen ngủ của bạn

Browning cho biết: “Nếu bạn là “con chim sơn ca” có xu hướng ngủ sớm và dậy sớm, hãy giải quyết những công việc khó khăn trong ngày vào buổi sáng. Đây là lúc cơ thể bạn đang ở trạng thái tỉnh táo nhất. Hãy xếp những việc nhẹ nhàng hơn vào cuối ngày, khi cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi.

Ngược lại, nếu bạn là “cú đêm” có xu hướng ngủ muộn hơn và dậy muộn hơn, hãy lùi thời điểm làm việc muộn hơn. Hãy bắt đầu ngày mới bằng những công việc đơn giản (như kiểm tra email) và sắp xếp các công việc khó khăn hơn vào cuối ngày để tỉnh táo hơn”.

Chú ý đến hơi thở trước khi bắt đầu ngày làm việc

Patel cho rằng trước khi bật máy tính, bà mất 60 giây để hít thở. “Làm chậm nhịp thở của bạn xuống 6 nhịp thở hoặc ít hơn 1 phút sẽ kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, giúp bạn bình tĩnh và kiểm soát việc đưa ra các quyết định trong những ngày còn lại”, Patel nói. 

Nghỉ ngơi vào giữa buổi sáng

Browning nhận định rằng bạn nên nghỉ ngơi vào giữa buổi sáng bằng cách ra ngoài và đi bộ quanh khu nhà ở. Bạn sẽ cho rằng điều này mất thời gian. Thế nhưng, ánh sáng tự nhiên ban ngày sẽ giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn. 

Theo Huffpost